CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN 1 (ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG)
Câu 1: Một trong những nội dung của quan điểm "Tiến hành chiến tranh toàn diện..." trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Tất cả các mặt trận đấu tranh phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến trường và cùng với đấu tranh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh.
B. Tiến công địch trên tất cả các mặt trận, tăng cường đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao để giảm tổn thất về con người và của cải vật chất của đất nước.
C. Tổ chức tiến công địch toàn diện trên tất cả các mặt trận, mặt trận chính trị là quan trọng nhất, mặt trận quân sự có tính quyết định đến thắng lợi của chiến tranh.
D. Tiến công địch trên mặt trận quân sự là chủ yếu, các mặt trận khác là hỗ trợ cho mặt trận quân sự.
Câu 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chiến tranh gồm mấy nội dung cơ bản?
A. 4 nội dung. B. 5 nội dung. C. 3 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 3: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh là gì?
A. Xây dựng tiềm lực, an ninh nhân dân. B. Xây dựng tiềm lực quân sự, chính trị.
C. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh. D. Xây dựng tiềm lực an ninh chính trị.
Câu 4: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện như thế nào?
A. Theo kế hoạch thống nhất từ trung ương đến địa phương.
B. Ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.
C. Theo chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước.
D. Ngay trong chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phòng thủ quốc gia.
Câu 5: Một trong những nội dung của mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay là gì?
A. Nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 6: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra năm nào ?
A. Năm 522. B. Năm 622. C. Năm 722. D. Năm 822.
Câu 7: Để bảo vệ thành quả cách mạng, Lê-Nin yêu cầu phải làm gì?
A. Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với quân đội cũ.
B. Phải cải tạo quân đội cũ theo quan điểm của giai cấp công nhân .
C. Phải giải tán quân đội cũ và thành lập quân đội kiểu mới Hồng quân của giai cấp vô sản.
D. Phải giáo dục quân đội cũ để trở thành quân đội của giai cấp vô sản.
Câu 8: Một trong những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về bảo vệ Tổ quốc XHCN là gì?
A. Bảo vệ Tổ quốc XHCN, phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế xã hội.
B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ của toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Bảo vệ Tổ quốc XHCN, phải thường xuyên tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ.
D. Bảo vệ Tổ quốc XHCN, phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.
Câu 9: Để chiến thắng kẻ thù trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã đề ra mấy quan điểm chỉ đạo?
A. 3 quan điểm. B. 4 quan điểm.
C. 5 quan điểm. D. 6 quan điểm.
Câu 10: Một trong những phương hướng cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới là gì ?
A. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
C. Xây dựng lực lượng du kích hùng hậu.
D. Xây dựng lực lượng dân quân du kích, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 11: Có mấy quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới?
A. 4 quan điểm, nguyên tắc. B. 5 quan điểm, nguyên tắc.
C. 3 quan điểm, nguyên tắc. D. 2 quan điểm, nguyên tắc.
Câu 12: Thế trận chiến tranh nhân dân là gì?
A. Thế trận chiến tranh được bố trí rộng khắp trên cả nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
B. Là việc tổ chức cơ động lực lượng trên các hướng để bảo toàn lực lượng trước các đòn tập kích bằng vũ khí công nghệ cao.
C. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và các hoạt động tác chiến.
D. Là tổ chức sơ tán để giảm tổn thất về con người, đảm bảo nguồn nhân lực chiến đấu lâu dài.
Câu 13: Một trong những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lê -Nin là gì?
A. Xây dựng quân đội gắn với phát triển kinh tế xã hội .
B. Xây dựng quân đội gắn với xây dựng củng cố quốc phòng.
C. Xây dựng quân đội gắn với hiện đại hoá ,công nghiệp hoá .
D. Xây dựng quân đội phát triển hài hoà giữa các quân chủng, binh chủng.
Câu 14: Nền văn minh sông Hồng còn có tên gọi là gì ?
A. Văn hoá Bắc bộ. B. Văn hoá lúa nước.
C. Văn minh Văn Lang. D. Văn minh Hùng Vương.
Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày, tháng, năm nào?
A. 19 - 12 - 1946. B. 19 - 12 - 1945. C. 19 - 12 - 1947. D. 19 - 12 - 1948.
Câu 16: Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế, là nội dung thứ mấy trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh?
A. Nội dung thứ nhất. B. Nội dung thứ hai. C. Nội dung thứ ba. D. Nội dung thứ tư.
Câu 17: Khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta địch có điểm mạnh gì?
A. Có thể cấu kết được với lực lượng phản động nội địa, thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào.
B. Có ưu thế tuyệt đối về khoa học, quân sự và kinh tế.
C. Có sức mạnh quân sự, được trang bị nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
D. Có thể lôi kéo nhiều nước tham gia và thiết lập được các căn cứ ở các nước láng giềng với chúng ta.
Câu 18: Một trong những nội dung XD tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình tăng cường vũ khí trang bị cho dân quân tự vệ.
B. Gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình tăng cường vũ khí trang bị cho các lực lượng công an nhân dân.
C. Gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình tăng cường vũ khí trang bị cho an ninh nhân dân.
D. Gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình tăng cường vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 19: Một trong những cống hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển lý luận về quân đội ta là gì?
A. Khẳng định quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Khẳng định quân đội phải chiến đấu cho lợi ích của nhân dân.
C. Khẳng định quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
D. Khẳng định quân đội phải đoàn kết với nhân dân.
Câu 20: Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Thực hiện tốt chính sách đối với lực lượng vũ trang, nhất là chính sách hậu phương quân đội.
C. Thực hiện mọi chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
D. Chấn chỉnh tổ chức, biên chế lực lượng bộ đội chủ lực.
Câu 21: Đối với vùng biển đảo nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần chú ý vấn đề nào ?
A. Nhà nước phải có cơ chế chính sách thoả đáng động viên khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu dài.
B. Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng, an ninh dọc theo bờ biển và trên các đảo.
C. Phải tổ chức tốt việc định canh, định cư và có chính sách phù hợp đặc biệt đối với các đảo.
D. Phải quan tâm đến đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh ở các vùng ven biển và các đảo.
Câu 22: Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Tổ chức bố trí lực lượng chiến tranh nhân dân. B. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.
C. Tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc. D. Tổ chức thế trận phòng thủ của chiến tranh nhân dân.
Câu 23: Quốc phòng, an ninh tác động trở lại kinh tế như thế nào?
A. Hoạt động quốc phòng, an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội, là tiêu dùng “mất đi”.
B. Hoạt động quốc phòng, an ninh còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế.
C. Hoạt động quốc phòng, an ninh còn có thể dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra.
D. Cả ba nội dung trên.
Câu 24: Trong bài Tình đoàn kết quân dân ngày càng bền chặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “ Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân. Đánh giặc để giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của nhân dân” Vào ngày, tháng, năm nào?
A. 03 - 03 - 1952. B. 03 - 03 - 1962. C. 03 - 03 - 1942. D. 03 - 03 - 1972.
Câu 25: Một trong những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới là gì?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có khả năng thích ứng với chiến tranh hiện đại.
B. Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có khả năng tác chiến tốt, vũ khí trang bị hiện đại.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có kỷ luật nghiêm, có sức mạnh chiến đấu tốt trong mọi lĩnh vực.
Câu 26: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN gồm mấy nội dung?
A. 6 nội dung. B. 4 nội dung. C. 5 nội dung. D. 7 nội dung.
Câu 27: Một trong những biện pháp giáo dục quốc phòng, an ninh là gì?
A. Phải vận dụng nhiều hình thức, phương pháp giáo dục tuyên truyền để đánh giá kết quả, chất lượng, giáo dục quốc phòng, an ninh.
B. Phải vận dụng nhiều hình thức, phương pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, chất lượng cho sinh viên.
C. Phải vận dụng nhiều hình thức, phương pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giáo dục quốc phòng, an ninh.
D. Phải vận dụng một hình thức, phương pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giáo dục quốc phòng, an ninh.
Câu 28: Nội dung chủ yếu của khái niệm lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là gì?
A. Là tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí.
B. Là tổ chức vũ trang của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí.
C. Là tổ chức bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí.
D. Là tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí.
Câu 29: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Đó là nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với công an nhân dân.
B. Đó là nền quốc phòng, an ninh toàn dân gắn chặt với an ninh chính trị.
C. Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành.
D. Đó là nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.
Câu 30: Theo quan điểm của Mác – Ăng ghen khẳng định: xã hội Cộng sản nguyên thủy chưa xuất hiện, tồn tại chiến tranh, vì sao?
A. Về kinh tế: Chưa có sản phẩm dư thừa, chưa xuất hiện chế độ tư hữu.
B. Về kỹ thuật quân sự: Chưa có lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và vũ khí chuyên dùng.
C. Về xã hội: Chưa có sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 31: Phương hướng xây dựng LLVT nhân dân trong thời kỳ mới là gì?
A. Xây dựng quân đội, công an nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.
B. Xây dựng lực lượng dự bị động viên.
C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 32: Đối tượng tác chiến trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Những lực lượng xâm lược và thế lực phản động có hành động phá hoại lật đổ Nhà nước ta.
B. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa khủng bố quốc tế có hành động chống phá Nhà nước ta.
C. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược, lật đổ cách mạng.
D. Những thế lực xâm lược Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 33: Hoạt động kinh tế là quá trình hoạt động như thế nào?
A. Là quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
B. Là quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
C. Là quá trình tổ chức lao động, sản xuất một cách hợp lý.
D. Là quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Câu 34: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng nhu cầu bảo vệ Tổ quốc.
B. Tổ chức biên chế, bố trí lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước.
C. Cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan quân sự, công an trong xây dựng chiến lược phòng thủ đất nước.
Câu 35: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những chức năng của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
A. Là đội quân bảo vệ đất nước. B. Là đội quân công tác.
C. Là đội quân bảo vệ chính quyền vô sản. D. Là đội quân tuyên truyền giác ngộ nhân dân.
Câu 36: Đối với vùng núi biên giới, việc kết hợp thực hiện phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần thực hiện nội dung nào?
A. Xây dựng phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở vùng biên giới.
B. Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo.
C. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng bước đưa dân định canh, định cư.
D. Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế cửa khẩu.
Câu 37: Hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang trong Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc là gì?
A. Kết hợp đánh phân tán, tập trung với bao vây chia cắt.
B. Kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa với tập trung.
C. Kết hợp đánh vừa, đánh lớn với bao vây.
D. Kết hợp đánh phân tán, tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn.
Câu 38: Trong xây dựng cơ bản khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài cần đảm bảo yêu cầu nào?
A. Phải được chính phủ thẩm định phê duyệt cấp phép .
B. Phải có sự tham gia ý kiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền.
C. Phải thành lập Hội đồng thẩm định có đầy đủ các bộ ngành liên quan.
D. Đối tác nước ngoài phải trình dự án với Hội đồng đảm bảo các yêu cầu của Chính phủ quy định.
Câu 39: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc có mấy nội dung?
A. 4 nội dung B. 2 nội dung C. 3 nội dung D. 1 nội dung
Câu 40: Nội dung kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong nông nghiệp nhằm bảo đảm vấn đề gì?
A. Bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
B. Nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.
C. Bảo đảm thắng lợi cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
D. Bảo đảm an ninh lương thực và an ninh nông thôn góp phần tạo thế trận phòng thủ vững chắc.
Câu 41: Hồ Chí Minh khẳng định: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Ở trong tác phẩm nào?
A. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh”.
C. Trong bản di chúc. D. Trong bản tuyên ngôn độc lập.
Câu 42: Có mấy giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam hiện nay?
A. Có 3 giải pháp. B. Có 4 giải pháp. C. Có 5 giải pháp. D. Có 6 giải pháp.
Câu 43: Một trong những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng LLVT nhân dân trong thời kỳ mới là gì?
A. Tự lực tự cường vừa kháng chiến vừa kiến quốc. B. Tự lực tự cường xây dựng LLVT nhân dân.
C. Tự lực dựa vào sức mình là chính. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 44: Có mấy bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vào sự nghiêp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới?
A. 7 bài học. B. 6 bài học . C. 4 bài học . D. 5 bài học .
Câu 45: Nhà Trần với khoảng 15 vạn quân đã chống lại giặc Nguyên – Mông lần 3 là bao nhiêu vạn quân?
A. 30 vạn. B. 40 vạn. C. 50 vạn. D. 60 vạn.
Câu 46: Có mấy yếu tố tác động đến nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta?
A. 3 yếu tố. B. 4 yếu tố. C. 5 yếu tố. D. 6 yếu tố.
Câu 47: Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm mấy nội dung?
A. 2 nội dung B. 3 nội dung C. 4 nội dung D. 5 nội dung
Câu 48: Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Đất nước thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội, thế trận quốc phòng an ninh nhân dân được củng cố.
B. Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài.
C. Các tuyến phòng thủ đất nước được củng cố vững chắc, thế trận quốc phòng an ninh nhân dân được củng cố.
D. Đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thế trận quốc phòng an ninh nhân dân được củng cố.
Câu 49: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.
B. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với công an nhân dân.
C. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với an ninh chính trị.
D. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với an ninh xã hội.
Câu 50: Tinh nhuệ về chính trị được thể hiện như thế nào?
A. Đứng trước tình hình chính trị phức tạp trên thế giới phải biết phân biệt đúng sai.
B. Đứng trước diễn biến của tình hình, có khả năng phân tích và kết luận chính xác đúng, sai từ đó có thái độ đúng đắn với sự việc đó.
C. Nắm bắt kịp thời tình hình trong nước và quốc tế.
D. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu 51: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong nông, lâm, ngư nghiệp là gì?
A. Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đắc lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
B. Kết hợp phải nhằm đưa nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Phát triển đa dạng các loại hình dich vụ trong nông lâm ngư nghiệp.
D. Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển, đảo và lực lượng lao động.
Câu 52: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chiến tranh là gì?
A. Là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.
B. Là lực lượng quan trọng không thể thiếu của chính trị.
C. Là một thành phần, một yếu tố cấu thành của chính trị.
D. Là hậu quả của chính trị.
Câu 53: Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, là quan điểm, nguyên tắc cơ bản thứ mấy trong những quan điểm, nguyên tắc XD LLVTND trong thời kỳ mới?
A. Thứ tư. B. Thứ nhất. C. Thứ hai. D. Thứ ba.
Câu 54: Bài học kinh nghiệm thứ ba về nghệ thuật quân sự Việt Nam vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là nội dung nào ?
A. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.
B. Kết hợp tiêu hao tiêu diệt với bảo vệ vững chắc các mục tiêu.
C. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.
D. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hơp bằng lực, thế, thời và mưu kế.
Câu 55: Một trong những thực trạng của lực lượng vũ trang nhân dân ta là gì?
A. Có khả năng chiến đấu và cơ động nhanh trên các loại địa hình còn hạn chế.
B. Khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Vũ trang nhân dân còn có những mặt hạn chế.
C. Khả năng chiến đấu ở địa hình rừng núi của lực lượng vũ trang nhân dân còn có mặt hạn chế.
D. Khả năng chiến đấu ở địa hình đồng bằng của lực lượng vũ trang nhân dân còn có mặt hạn chế.
Câu 56: Nền an ninh nhân dân là gì?
A. Là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt.
B. Là sức mạnh về tinh thần, vật chất của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng công an làm nòng cốt.
C. Là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ ANND làm nòng cốt.
D. Là sức mạnh về tinh thần, vật chất của toàn dân được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt.
Câu 57: Trong quan điểm “Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt...” được thể hiện trên mấy nội dung?
A. 4 nội dung. B. 3 nội dung. C. 5 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 58: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, quan điểm về “Tiến hành chiến tranh toàn diện...” trên tất cả các mặt trận, mặt trận nào giữ vai trò chủ yếu nhất trong chiến tranh?
A. Kinh tế. B. Ngoại giao. C. Quân sự. D. Chính trị
Câu 59: Một trong những nội dung kết hợp kinh tế - xã hội với QP, AN và đối ngoại trong phát triển công nghiệp là gì?
A. Tập trung đầu tư phát triển một số ngành liên quan đến quốc phòng.
B. Tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp hiện đại, sản xuất vũ khí trang bị cho quốc phòng.
C. Có kế hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy theo hướng hiện đại, chuyên sâu.
D. Phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng ngày càng hiện đại.
Câu 60: Ông cha ta kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận nhằm mục đích gì?
A. Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh .
B. Nhằm tổ chức lực lượng lớn hơn địch để thắng địch.
C. Có lực lượng lớn hơn địch để thắng địch.
D. Nhằm phát huy sức mạnh của từng yếu tố .
Câu 61: Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế là bài học thứ mấy?
A. Bài học thứ ba. B. Bài học thứ tư. C. Bài học thứ hai. D. Bài học thứ nhất.
Câu 62: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục cần tập trung nội dung nào?
A. Cần ưu tiên đầu tư phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho nhu cầu quốc phòng - an ninh.
B. Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân có đề tài khoa học, dự án công nghệ.
C. Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng cho các dự án các đề tài.
D. Cần có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giáo dục đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 63: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3 đặc điểm. B. 5 đặc điểm. C. 4 đặc điểm. D. 6 đặc điểm.
Câu 64: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh có vị trí tác như thế nào?
A. Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
B. Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra thế và lực mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời răn đe mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
C. Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời răn đe mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
D. Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh về vật chất, tinh thần, để dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc, chống lại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Câu 65: “Tăng cường giáo dục quốc phòng- an ninh cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng” là một trong những biện pháp thực hiện của quan điểm thứ mấy?
A. Quan điểm thứ hai. B. Quan điểm thứ nhất.
C. Quan điểm thứ ba. D. Quan điểm thứ tư.
Câu 66: Tinh nhuệ về chính trị được thể hiện như thế nào?
A. Đứng trước tình hình chính trị phức tạp trên thế giới phải biết phân biệt đúng sai.
B. Đứng trước diễn biến của tình hình, có khả năng phân tích và kết luận chính xác đúng, sai từ đó có thái độ đúng đắn với sự việc đó.
C. Nắm bắt kịp thời tình hình trong nước và quốc tế.
D. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu 67: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP, AN trong phát triển các vùng lãnh thổ gồm mấy nội dung chủ yếu?
A. Gồm 4 nội dung. B. Gồm 6 nội dung. C. Gồm 3 nội dung. D. Gồm 5 nội dung.
Câu 68: Một trong những nội dung phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới là gì?
A. Xây dựng quân đội nhân dân tinh nhuệ, hiện đại, thiện chiến.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân vững mạnh, đáp ứng nhu cầu mới.
C. Xây dựng quân đội, công an nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.
D. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, hiện đại, trung thành với Tổ quốc.
Câu 69: Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ đầu và lâu dài.
B. Chiến tranh là một thách thức toàn diện với toàn xã hội. Cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của cả nước. Để chiến thắng kẻ thù xâm lược có ưu thế hơn hẳn về tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, chúng ta phải phát huy cao nhất sức mạnh toàn diện của chiến tranh nhân dân.
C. Để chiến thắng được kẻ thù xâm lược có ưu thế hơn hẳn về tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ; chúng ta cần phải huy động cho toàn dân đánh giặc. Tổ chức động viên mọi lực lượng nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc.
D. Cả ba nội dung trên.
Câu 70: Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với QP, AN trong bưu chính viễn thông được thể hiện như thế nào?
A. Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc một cách vững chắc trong mọi tình huống.
B. Phải có chiến lược phát triển ngành bưu chính viễn thông ngày càng hiện đại.
C. Cần hợp tác chặt chẽ với nước ngoài trong xây dựng mua sắm các thiết bị thông tin điện tử.
D. Cần đảm bảo yếu tố bí mật, kịp thời, an toàn, thông suốt.
Câu 71: Một trong những nguyên tắc cơ bản xây dựng Quân đội của Lê Nin là gì ?
A. Xây dựng quân đội tinh nhuệ. B. Xây dựng quân đội chính quy.
C. Xây dựng quân đội hiện đại. D. Xây dựng quân đội có tính kỷ luật.
Câu 72: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?
A. Có 4 vùng kinh tế trọng điểm. B. Có 3 vùng kinh tế trọng điểm.
C. Có 2 vùng kinh tế trọng điểm. D. Có 5 vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 73: Nghiên cứu nghệ thuật quân sự , rút ra các bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, một trong những trách nhiệm của sinh viên là gì?
A. Rất nặng nề đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Vận động người thân tham gia công tác quốc phòng an ninh.
C. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, hoạt động quốc phòng an ninh.
D. Tự hào về lịch sử của đất nước ta ra sức học tập công tác.
Câu 74: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, muốn xóa bỏ chiến tranh thì phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó, đó là gì?
A. Xóa bỏ lợi ích kinh tế giữa các giai cấp.
B. Xóa bỏ nguồn gốc từ quy luật tự nhiên của xã hội loài người.
C. Xóa bỏ đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp.
D. Xóa bỏ chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước.
Câu 75: Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh phải làm gì?
A. Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/5/2004.
B. Các tổ chức Đảng, chính quyền phải thực hiện nghiêm Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/5/2004.
C. Các cấp, các ngành phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
D. Các cấp ủy Đảng thực hiện nghiêm chế độ quy định của pháp luật và Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/5/2004.
Câu 76: Quan điểm cơ bản, xuyên suốt nhất trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là quan điểm thứ mấy?
A. Quan điểm thứ nhất. B. Quan điểm thứ sáu.
C. Quan điểm thứ hai . D. Quan điểm thứ tư.
Câu 77: Xây dựng quân đội theo hướng tinh nhuệ được thể hiện trên các nội dung nào sau đây?
A. Tinh nhuệ về chính trị, tổ chức, kỹ chiến thuật. B. Tinh nhuệ về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
C. Tinh nhuệ về chính trị, tổ chức, biên chế. D. Tinh nhuệ về chính trị, tổ chức, cách đánh
Câu 78: Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là gì?
A. Kiên quyết không ngừng thế tiến công.
B. Kiên quyết phòng thủ bảo vệ đất nước.
C. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ.
D. Thực hiện kết hợp tiến công và phòng thủ.
Câu 79: Một trong các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay là gì?
A. Là lực lượng quan trọng trong khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Cùng toàn dân xây dựng đất nước.
C. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
D. Bảo vệ bí mật quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Câu 80: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhân tố nào quyết định thắng lợi trong chiến tranh?
A. Vũ khí công nghệ cao. B. Nghệ thuật quân sự.
C. Con người. D. Vũ khí trang bị.
Câu 81: Trong các loại hình chiến dịch dưới đây đâu là loại hình chiến dịch phòng ngự?
A. Chiến dịch Điện Biên phủ 1954. B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
C. Chiến dịch Quảng Trị 1972. D. Chiến dịch Phòng không Hà Nội 1972.
Câu 82: Dựa trên cơ sở nào để thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh?
A. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
B. Lý luận và thực tiễn của sự kết hợp.
C. Mối quan hệ kinh tế với quốc phòng, an ninh.
D. Hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
Câu 83: Một trong những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới đó là gì?
A. Mưu kế đánh giặc, mềm dẻo trong chiến đấu kết hợp tiến công với binh vận .
B. Thực hiện toàn dân, đánh giặc tập trung lực lượng xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc.
C. Tư tưởng chiến đấu của nhân dân biết mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc .
D. Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để đánh thắng địch.
Câu 84: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Vào ngày, tháng, năm nào?
A. 22 - 12 - 1954. B. 22 - 12 - 1944. C. 22 - 12 - 1964. D. 22 - 12 - 1984.
Câu 85: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội gồm mấy nội dung?
A. 4 nội dung. B. 3 nội dung. C. 5 nội dung. D. 2 nội dung.
Câu 86: Người Việt Nam muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống của mình và nền văn hoá của mình chỉ có con đường duy nhất là gì ?
A. Đánh đuổi đế quốc, bảo vệ Tổ quốc. B. Đánh đuổi đế quốc thực dân, bảo vệ đất nước.
C. Đánh đuổi phong kiến thực dân, bảo vệ Tổ quốc. D. Đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước.
Câu 87: Tại sao phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh?
A. Do tình hình thế giới cũng như khu vực còn nhiều bất ổn.
B. Do âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
C. Do yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
D. Cả ba nội dung trên.
Câu 88: Theo quan điểm của Lê Nin sức mạnh chiến đấu của quân đội yếu tố nào đóng vai trò quyết định?
A. Vũ khí trang bị, kỹ thuật. B. Quân số, tổ chức, biên chế.
C. Yếu tố, chính trị, tinh thần. D. Trình độ huấn luyện và thể lực.
Câu 89: Một trong những nội dung về bảo vệ Tổ quốc XHCN của chủ nghĩa Mác – Lê Nin là gì?
A. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ trách nhiệm của toàn thể nhân dân lao động.
B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ của toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi công dân.
Câu 90: Một trong những tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng quân đội.
C. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng quốc phòng an ninh.
D. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Câu 91: Vị trí của lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Là trách nhiệm của lực lượng vũ trang nhân. B. Là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
C. Là nghĩa vụ của lực lượng vũ trang nhân dân. D. Là lực lượng xung kích cho toàn dân đánh giặc.
Câu 92: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nguyên tắc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
A. Đảng lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam.
B. Đảng tổ chức ra quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Đảng chăm lo đến đời sống của quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 93: Để bảo vệ đất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, ông cha ta đã làm gì ?
A. Đoàn kết và phát huy tốt thế trận địa hình để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng thế trận khu vực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.
C. Xây dựng thế trận phòng thủ đánh giặc giữ nước.
D. Đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc.
Câu 94: Có mấy biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay?
A. Có 6 biện pháp chính. B. Có 5 biện pháp chính.
C. Có 3 biện pháp chính. D. Có 4 biện pháp chính.
Câu 95: Một trong những mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay là gì?
A. Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước cả chính trị, quân sự, an ninh và đối ngoại.
B. Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước cả quân sự, an ninh, văn hóa, xã hội và đối ngoại.
C. Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ.
Câu 96: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh là gì?
A. Xây dựng tiềm lực chính trị, kinh tế. B. Xây dựng tiềm lực chính trị, quân sự.
C. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần. D. Xây dựng tiềm lực chính trị, an ninh.
Câu 97: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc là gì?
A. Xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh (thành phố) tạo nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
B. Xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh( thành phố) tạo nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân.
C. Xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh( thành phố) tạo nền tảng của thế trận an ninh nhân dân.
D. Xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh( thành phố) tạo nền tảng của thế trận cho chiến tranh nhân dân địa phương.
Câu 98: Đại hội lần thứ 3 của Đảng ta đề ra chủ trương gì về kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng?
A. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc.
B. Trong xây dựng kinh tế phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng.
C. Bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Câu 99: Một trong những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới là gì?
A. Tăng cường xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng của lực lượng vũ trang nhân dân trong sạch vững mạnh.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
D. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 100: Một trong những nội dung của chiến lược quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo là gì?
A. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến .
B. Xây dựng ý chí kiên cường, tinh thần yêu nước cho toàn dân tộc .
C. Phát huy sức mạnh của cả dân tộc và thời đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc .
D. Thực hiện tốt chiến tranh nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 101: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, lực lượng nòng cốt cho phong trào đánh giặc ở địa phương là lực lượng nào?
A. Bộ đội chủ lực và dân quân tự vệ. B. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.
C. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. D. Tất cả các lực lượng trên.
Câu 102: Quan điểm: chiến tranh trở thành “Bạn đường” của mọi chế độ tư hữu, là quan điểm của ai?
A. V.I. Lê Nin. B. C. Mác. C. Ph. Ăng ghen. D. Ph. Claudơvít.
Câu 103: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc gồm những nội dung gì?
A. Xây dựng hậu phương, tạo thế trận vững chắc cho thế trận quốc phòng, an ninh.
B. Xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh ( thành phố) tạo nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng kinh tế.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 104: Vai trò của kinh tế đối với QP, AN như thế nào?
A. Kinh tế quyết định sự lớn mạnh và phát triển của QP, AN.
B. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của QP, AN.
C. Kinh tế quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của QP, AN.
D. Kinh tế quyết định đến việc biên chế trang bị vũ khí, phương tiện cho quốc phòng, an ninh.
Câu 105: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh là gì?
A. Xây dựng tiềm lực cơ sở vật chất. B. Xây dựng tiềm lực văn hóa xã hội.
C. Xây dựng tiềm lực kinh tế. D. Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân.
Câu 106: Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa diễn ra năm nào ?
A. Năm 248. B. Năm 246. C. Năm 244. D. Năm 250.
Câu 107: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.
B. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân để bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Câu 108: Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng năm nào?
A. 22- 12 - 1947. B. 22- 12 - 1946. C. 22- 12 - 1944. D. 22- 12 - 1945.
Câu 109: Mục đích của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá.
B. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
C. Bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toan xã hội và nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 110: Một trong những đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp.
B. Điều kiện trong nước đã thay đổi, nhiều kẻ thù nhòm ngó.
C. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang chống phá ta quyết liệt.
D. Điều kiện phát triển khoa học quân sự ngày càng cao.
Câu 111: Xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân theo hướng chính quy là thực hiện thống nhất mặt nào sau đây?
A. Thống nhất về phương châm, phương pháp chỉ đạo và ý chí hành động.
B. Thống nhất về trang bị, tư tưởng và cách đánh.
C. Thống nhất về tổ chức, biên chế, trang bị.
D. Thống nhất về tổ chức, ý chí và mục tiêu chiến đấu.
Câu 112: Một trong những biện pháp thực hiện quan điểm “Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt...” là gì?
A. Tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
B. Vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp trên từng mặt trận. Song phải luôn quán triệt lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu.
C. Chúng ta phát huy tinh thần tự lực, tự cường đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cả về vật chất và tinh thần.
D. Tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính để không bị phụ thuộc vào nước ngoài.
Câu 113: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là lời căn dặn của ai đối với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn Quân tiên phong?
A. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. B. Chủ Tịch Tôn Đức Thắng.
C. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. D. Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Câu 114: Người Việt Nam muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống của mình và nền văn hoá của mình chỉ có con đường duy nhất là gì?
A. Đánh đuổi đế quốc, bảo vệ Tổ quốc.
B. Đánh đuổi đế quốc thực dân, bảo vệ đất nước.
C. Đánh đuổi phong kiến thực dân, bảo vệ Tổ quốc.
D. Đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước.
Câu 115: Ai đưa ra câu nói: “Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn”?
A. Các Mác. B. Ăng Ghen. C. Hồ Chí Minh. D. Lê Nin.
Câu 116: Một trong những nội dung XD tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị cho đất nước về mọi mặt, sẵn sàng động viên thời chiến.
B. Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu cho thời chiến, sẵn sàng động viên khi chiến tranh.
C. Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu cho thời bình, sẵn sàng động viên thời chiến.
D. Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu cho chiến tranh, sẵn sàng động viên thời chiến.
Câu 117: Một trong những tính chất chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng chống lại các lực lượng phát động chiến tranh xâm lược phản cách mạng.
C. Là cuộc chiến tranh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Là cuộc đấu tranh của nhân dân, lực lượng quân sự đóng vai trò quyết định, các mặt trận khác có vai trò quan trọng.
Câu 118: Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần có vị trí như thế nào trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?
A. Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên niềm lạc quan tin tưởng của quốc phòng, an ninh.
B. Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên nền tảng của quốc phòng, an ninh.
C. Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên chỗ dựa vững chắc của quốc phòng, an ninh.
D. Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
Câu 119: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng gì?
A. Đội quân chiến đấu, tăng gia sản xuất, tuyên truyền.
B. Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất.
C. Đội quân chiến đấu, và giữ gìn hoà bình đất nước.
D. Đội quân chiến đấu, lao động sản xuất, tuyên truyền.
Câu 120: Nếu xảy ra chiến tranh, ngoài chủ nghĩa đế quốc, còn có lực lượng nào có thể là đối tượng tác chiến của quân và dân ta?
A. Lực lượng bạo loạn lật đổ và các thế lực sử dụng sức mạnh quân sự xâm lược nước ta.
B. Các thế lực phản động có hành động phá hoại, lật đổ cách mạng.
C. Lực lượng khủng bố và xâm lược.
D. Lực lượng phản động gây bạo loạn lật đổ, gây xung đột vũ trang, gây chiến tranh xâm lược.
Câu 121: Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh hiện nay, cả nước ta được chia thành mấy vùng kinh tế trọng điểm?
A. Chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm. B. Chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.
C. Chia thành 4 vùng kinh tế trọng điểm. D. Chia thành 6 vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 122: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có mấy nội dung chủ yếu?
A. 5 nội dung. B. 4 nội dung. C. 3 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 123: Biện pháp chủ yếu xây dụng LLVT nhân dân có mấy biện pháp?
A. 5 biện pháp. B. 4 biện pháp. C. 6 biện pháp. D. 3 biện pháp.
Câu 124: Quan niệm: “Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình” là tư tưởng của ai?
A. Ph. Ăng ghen. B. V.I. Lê Nin. C. C. Mác. D. Ph. Claudơvít.
Câu 125: Một trong những đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân?
A. Sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước ta bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới toàn diện hơn.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt.
C. Sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hợp lý nhằm phát triển mạnh về kinh tế.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang có đủ khả năng đấu tranh trên mọi lĩnh vực để bảo vệ thắng lợi mọi thành quả cách mạng.
Câu 126: Một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp, của cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại.
C. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố trong nước với sức mạnh thời đại.
D. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp cả về chính trị tinh thần với sức mạnh quân sự.
Câu 127: Trách nhiệm sinh viên trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì?
A. Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
B. Nắm vững kiến thức quốc phòng, an ninh.
C. Phải tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt.
D. Cả 3 nội dung trên.
Câu 128: Có mấy đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân?
A. 2 đặc điểm. B. 4 đặc điểm. C. 3 đặc điểm. D. 5 đặc điểm.
Câu 129: Xây dựng tiềm lực QP, AN ngày càng vững mạnh gồm mấy nội dung?
A. 3 nội dung. B. 6 nội dung. C. 4 nội dung. D. 5 nội dung.
Câu 130: Quan điểm: chiến tranh là “Bạn đường” của chủ nghĩa đế quốc, là quan điểm của ai?
A. Ph. Ăng ghen. B. V.I. Lê Nin. C. C. Mác. D. Ph. Claudơvít.
Câu 131: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có mấy nhiệm vụ?
A. Hai nhiệm vụ. B. Ba nhiệm vụ. C. Năm nhiệm vụ. D. Bốn nhiệm vụ.
Câu 132: Khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, kẻ địch có một trong những điểm yếu nào?
A. Hiệu suất chiến đấu của vũ khí công nghệ cao trên thực tế khác với lý thuyết.
B. Phải đối phó với cách đánh năng động sáng tạo, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân ta.
C. Vkhí trang bị hiện đại nhưng đắt tiền, không thể sử dụng rộng rãi và kéo dài.
D. Là của chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối
Câu 133: Một trong những nội dung xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân tinh nhuệ là gì?
A. Tinh nhuệ về chính trị. B. Tinh nhuệ về tổ chức.
C. Tinh nhuệ về kỹ chiến thuật. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 134: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường QP, AN trong xây dựng cơ bản được thể hiện ở nội dung nào?
A. Khi xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, xí nghiệp, cần chú ý yêu cầu của quốc phòng - an ninh.
B. Khi xây dựng bất cứ công trình nào ở đâu, quy mô nào đều cần phải tính đến yếu tố kinh tế và quốc phòng - an ninh.
C. Khi xây dựng các thành phố đô thị phải gắn với các khu phòng thủ địa phương.
D. Trong xây dựng các công trình phải có quy hoạch và phương án bảo vệ khi có chiến tranh.
Câu 135: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin bản chất của chiến tranh là gì?
A. Là sự tiếp tục cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị.
B. Là sự tiếp tục của chính trị bằng biện pháp khác, cụ thể là bằng thủ đoạn bạo lực.
C. Là sự tiếp tục của cuộc đấu tranh chính trị.
D. Là sự tiếp tục của cuộc đấu tranh giai cấp.
Câu 136: Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nổi lên mấy vấn đề lớn?
A. Nổi lên 2 vấn đề lớn. B. Nổi lên 3 vấn đề lớn.
C. Nổi lên 4 vấn đề lớn. D. Nổi lên 5 vấn đề lớn.
Câu 137: Trong bài học kinh nghiệm thứ nhất, đã chỉ rõ kẻ thù của đất nước ta ngày nay là đối tượng nào?
A. Đế quốc Mỹ và bọn phản động. B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
C. Lực lượng phản động quốc tế. D. Các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Câu 138: Một trong những nội dung chính kết hợp kinh tế - quốc phòng, an ninh đối với vùng biên giới là gì?
A. Tập trung trước hết vào xây dựng hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh.
B. Nhà nước phải có cơ chế chính sách thỏa đáng động viên, khích lệ dân bám trụ biên giới sinh sống, làm ăn.
C. Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng - an ninh trước hết phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở.
D. Chú trọng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh.
Câu 139: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu nào?
A. Kết hợp trong công nghiệp.
B. Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp.
C. Kết hợp trong giao thông vận tải, bưu điện, y tế, khoa học-công nghệ, giáo dục và xây dựng cơ bản.
D. Cả ba nội dung trên.
Câu 140: Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường QP, AN trong lĩnh vực đối ngoại cần tập trung nội dung nào?
A. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phải đề cao cảnh giác khi lựa chọn đối tác đầu tư.
B. Trong liên kết đầu tư với nước ngoài cần chú ý quan tâm đến nhu cầu quốc phòng, an ninh.
C. Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh của quốc gia.
D. Kết hợp trong xây dựng và quản lý các dự án, đặc biệt là dự án 100% vốn nước ngoài.
Câu 141: Luận điểm “ Phi chính trị hoá quân đội” của giai cấp nào?
A. Giai cấp bóc lột. B. Giai cấp tư sản. C. Tầng lớp trí thức. D. Tầng lớp tiến bộ.
Câu 142: Giải pháp: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, cần tập trung chú ý những giải pháp chủ yếu gì?
A. Đối tượng bồi dưỡng. B. Nội dung bồi dưỡng.
C. Hình thức bồi dưỡng. D. Cả ba giải pháp trên.
Câu 143: Có mấy quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới?
A. 3 quan điểm, nguyên tắc. B. 5 quan điểm, nguyên tắc.
C. 4 quan điểm, nguyên tắc. D. 2 quan điểm, nguyên tắc.
Câu 144: Bài học kinh nghiệm thứ năm về nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là nội dung nào dưới đây?
A. Nghệ thuật dùng sức mạnh tổng hợp các thành phần lực lượng với bao vây chia cắt.
B. Nghệ thuật toàn quân đánh giặc kết hợp với đánh lớn đánh vừa.
C. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu.
D. Quán triệt tư tưởng lấy ít địch nhiều kết hợp với tiến công liên tục.
Câu 145: Chiến dịch phòng ngự Thượng Đức diễn ra năm nào?
A. Năm 1971. B. Năm 1974. C. Năm 1973. D. Năm 1972.
Câu 146: Kế sách đánh giặc của ông cha ta là gì?
A. Tập trung lực lượng xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc .
B. Đánh nhanh thắng nhanh, nhanh chóng tiêu hao tiêu diệt địch ngay từ đầu .
C. Mềm dẻo với khôn khéo, kết hợp tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch.
D. Né tránh thế mạnh của địch, quân chủ lực kết hợp với quân địa phương tiến hành chiến tranh .
Câu 147: Trong nội dung nghệ thuật quân sự của ông cha ta, vị trí của mặt trận quân sự được xác định như thế nào?
A. Quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh .
B. Là măt trận cơ bản chi phối các mặt trận khác.
C. Là mặt trận xung kích cổ vũ tinh thần yêu nước .
D. Có tính quyết định làm thay đổi mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trong chiến tranh.
Câu 148: Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc có mấy tính chất?
A. 2 tính chất. B. 3 tính chất. C. 5 tính chất. D. 4 tính chất.
Câu 149: Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh có vị trí như thế nào trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?
A. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
B. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố cơ bản tạo nên nền tảng của quốc phòng, an ninh.
C. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố cơ bản, là biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh quân sự, an ninh của nhà nước giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
D. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố cơ bản tạo nên chỗ dựa vững chắc của quốc phòng, an ninh.
Câu 150: Một trong những nội dung chủ yếu của xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là gì?
A. Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Chiến đấu để bảo vệ Tổ quóc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
C. Chiến đấu bảo vệ nền độc lập.
D. Chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo.
Câu 151: Trong các vấn đề sau, đâu là nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Phối hợp chặt chẽ chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào và bạo loạn lật đổ từ bên trong.
B. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân.
C. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.
D. Cả ba vấn đề trên.
Câu 152: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh có mấy nội dung cơ bản?
A. 3 nội dung. B. 4 nội dung. C. 2 nội dung. D. 5 nội dung.
Câu 153: Một trong những biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay là gì ?
A. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, trách nhiệm triển khai thực hiện của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với xây dựng khu vực phòng thủ.
B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm triển khai thực hiện của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, tổ chức và nhân dân đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
D. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, trách nhiệm triển khai thực hiện của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Câu 154: Có mấy nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay ?
A. Có 6 nội dung. B. Có 4 nội dung. C. Có 5 nội dung. D. Có 3 nội dung.
Câu 155: Một trong những nội dung XD tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng và chiến tranh nhân dân.
B. Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
D. Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng và chiến tranh hiện đại của các quân binh chủng.
Câu 156: Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn có bao nhiêu vạn quân để chống lại 80 vạn quân Minh xâm lược?
A. 5 vạn. B. 10 vạn. C. 15 vạn. D. 20 vạn .
Câu 157: Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay là gì?
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh chính trị.
C. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
D. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu khi có chiến tranh xảy ra.
Câu 158: Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê Nin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa gồm mấy nội dung?
A. 6 nội dung. B. 5 nội dung. C. 3 nội dung. D. 4 nội dung.
Câu 159: Trong quan điểm “Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt...” có bao nhiêu biện pháp thực hiện?
A. 3 biện pháp. B. 4 biện pháp. C. 5 biện pháp. D. 6 biện pháp.
Câu 160: Xây dựng quân đội cách mạng có mấy nội dung?
A. 5 nội dung. B. 4 nội dung. C. 7 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 161: Hiện nay để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược Đảng ta xác định như thế nào?
A. Phải kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.
B. Phải tăng cường quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
C. Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển quốc phòng, an ninh.
D. Phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ.
Câu 162: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc nào?
A. Tuyệt đối, lấy chất lượng là chính. B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
C. Tuyệt đối, trực tiếp và đa dạng. D. Tuyệt đối, bao quát về mọi mặt.
Câu 163: Bạo lực cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Lực lượng bộ đội vũ trang và lực lượng công an kết hợp các phong trào quần chúng.
B. Lực lượng quần chúng nhân dân, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. Lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp các phong trào quần chúng.
D. Là sức mạnh của toàn dân, cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Câu 164: Nhà Trần với khoảng 15 vạn quân đã chống lại giặc Nguyên – Mông lần 2 là bao nhiêu vạn quân?
A. 40 vạn. B. 50 vạn. C. 60 vạn. D. 70 vạn.
Câu 165: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là để tự vệ, chống lại kẻ thù.
B. Đó là nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành.
C. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là bảo vệ nền an ninh quốc gia.
D. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là để chống lại thù trong, giặc ngoài.
Câu 166: Khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch có điểm mạnh gì?
A. Có ưu thế tuyệt đối về khoa học, quân sự và kinh tế.
B. Có sức mạnh quân sự, được trang bị nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
C. Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ.
D. Có thể lôi kéo nhiều nươc tham gia và thiết lập được các căn cứ ở các nước láng giềng với chúng ta.
Câu 167: Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân là nội dung chủ yếu thứ mấy?
A. Nội dung thứ nhất. B. Nội dung thứ tư. C. Nội dung thứ hai. D. Nội dung thứ ba.
Câu 168: Một trong những âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta là gì?
A. Đánh chắc, tiến chắc để giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng binh lính.
B. Đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong.
C. Lực lượng tiến công trên bộ ồ ạt từ ngày đầu chiến tranh vào nhiều mục tiêu để phối hợp với bọn bạo loạn trong nước, nhanh chóng giải quyết chiến tranh.
D. Từ ngày đầu chiến tranh, lực lượng đổ bộ đường biển kết hợp với đổ bộ đường không ồ ạt đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trên phạm vi cả nước.
Câu 169: Theo Lê Nin có mấy nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới?
A. 4 Nguyên tắc. B. 6 Nguyên tắc. C. 7 Nguyên tắc. D. 5 nguyên tắc.
Câu 170: Nội dung quan điểm tự lực tự cường xây dựng lực lượng vũ trang là gì?
A. Tự lực tự cường dựa vào sức mình nhằm để khai thác sức mạnh quân sự vốn có của ta.
B. Tự lực tự cường dựa vào sức mình, đó là cơ sở tạo sức mạnh nội lực của lực lượng vũ trang từ xưa đến nay.
C. Tự lực tự cường dựa vào sức mình, đó là truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.
D. Tự lực tự cường dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.
Câu 171: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong giao thông vận tải là gì?
A. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến.
B. Trong xây dựng mạng lưới đường bộ phải tính toán đến nhu cầu của quốc phòng - an ninh.
C. Cần chú trọng mở rộng nâng cấp các tuyến đường, hệ thống sân bay, bến cảng phục vụ cả thời bình và thời chiến.
D. Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Câu 172: Cơ sở nào để có quan điểm, nguyên tắc: bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi ?
A. Dựa vào nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Dựa vào chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Dựa vào chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Dựa trên cơ sở diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay.
Câu 173: Vai trò của kinh tế đối với QP, AN như thế nào?
A. Kinh tế quyết định đến việc biên chế trang bị vũ khí, phương tiện cho quốc phòng, an ninh.
B. Kinh tế quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của QP, AN.
C. Kinh tế quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho QP, AN.
D. Kinh tế quyết định sự lớn mạnh và phát triển của QP, AN.
Câu 174: Quan điểm chủ nghĩa Mác– Lê Nin về quân đội gồm mấy nội dung?
A. 4 nội dung. B. 5 nội dung. C. 3 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 175: Cả nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong những điều kiện nào?
A. Đất nước được hòa bình, thống nhất, đời sống kinh tế của nhân dân ngày một nâng cao, để đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Trong điều kiện Việt Nam được sự ủng hộ giúp đỡ của các nước bè bạn trên thế giới vì hoà bình, độc lập, dân tộc.
C. Đất nước đã hòa bình thống nhất; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược”Diễn biến hoà bình”chống phá cách mạng nước ta.
D. Trong khi đất nước ta còn nhiều khó khăn, kẻ thù thường xuyên dùng mọi thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam.
Câu 176: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Là độc lập dân tộc và CNXH, là nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi công dân.
B. Là bảo vệ độc lập dân tộc và thành quả cách mạng.
C. Là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng.
D. Là bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 177: Khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch có một trong những điểm yếu nào?
A. Gặp địa hình, thời tiết phức tạp, khó khăn cho địch sử dụng phương tiện, lực lượng.
B. Dễ gặp phải chông mìn, cạm bẫy do nhân dân ta giăng sẵn chờ đón quân xâm lược.
C. Dễ bị sa lầy, lúng túng bị động khi vấp phải địa hình, thời tiết xấu.
D. Gặp phải địa hình, thời tiết nước ta phức tạp khó cơ động lực lượng và tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược.
Câu 178: Vấn đề cơ bản hàng đầu trong phương hướng xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” là gì ?
A. Xây dựng quân đội cách mạng.
B. Xây dựng quân đội nhân dân công an nhân dân từng bước hiện đại.
C. Xây dựng quân đội nhân dân công an nhân dân chính quy.
D. Xây dựng quân đội nhân dân công an nhân dân tinh nhuệ.
Câu 179: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc là gì?
A. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng trọng điểm.
B. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng chiến lược.
C. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng kinh tế.
D. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng rừng núi.
Câu 180: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chính trị là gì?
A. Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế.
B. Chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại.
C. Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 181: Một trong những nội dung của phương hướng xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân theo hướng cách mạng là gì?
A. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có kiến thức mọi mặt tốt.
B. Xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội, công an làm cho lực lượng này tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.
C. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ văn hóa, kiến thức ngày càng cao.
D. Có trình độ kỹ chiến thuật giỏi, có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Câu 182: Trong các quan điểm sau, quan điểm nào mang tính chỉ đạo, hướng dẫn hành động trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với các binh đoàn chủ lực.
B. Chuẩn bị mọi mặt trong cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
C. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Câu 183: Bản chất của chế độ kinh tế - xã hội quyết định như thế nào đối với quốc phòng, an ninh?
A. Quyết định bản chất của nền quốc phòng nước ta.
B. Quyết định đến bản chất của quân đội và công an.
C. Quyết định đến bản chất của quốc phòng, an ninh.
D. Quyết định nguồn gốc ra đời và bản chất của quốc phòng, an ninh.
Câu 184: Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần phải làm gì?
A. Thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng kịp thời đề ra các nghị quyết lãnh đạo sát đúng.
B. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các quy trình, phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
C. Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ trương và chỉ đạo thực hiện.
D. Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Câu 185: Một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất về xây dựng Hồng quân của Lê Nin là gì?
A. Đảng cộng sản lãnh đạo quân đội, tăng cường bản chất giai cấp công nhân.
B. Tính kỷ luật cao yếu tố quyết định đến sức mạnh của quân đội.
C. Quân đội phải trung thành với giai cấp, với nhân dân.
D. Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.
Câu 186: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP, AN trong nông, lâm, ngư nghiệp cần tập trung chú ý mấy vấn đề?
A. Cần tập trung chú ý 3 vấn đề. B. Cần tập trung chú ý 4 vấn đề.
C. Cần tập trung chú ý 5 vấn đề. D. Cần tập trung chú ý 6 vấn đề.
Câu 187: Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để đánh thắng địch là bài học thứ mấy ?
A. Bài học thứ hai. B. Bài học thứ ba. C. Bài học thứ tư. D. Bài học thứ năm.
Câu 188: Vị trí vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục đối với sự phát triển đất nước là gì?
A. Là chiến lược, sách lược hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia.
B. Là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
C. Là những yếu tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia.
D. Là nền tảng, động lực là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia.
Câu 189: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2 từ năm nào, đến năm nào?
A. Năm 1077 – 1079. B. Năm 1065 – 1068. C. Năm 1075 – 1077. D. Năm 1055 – 1057.
Câu 190: Có bao nhiêu nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ ?
A. Có 3 nội dung. B. Có 4 nội dung. C. Có 5 nội dung. D. Có 6 nội dung.
Câu 191: Nền quốc phòng toàn dân là gì?
A. Là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng toàn diện, thống nhất.
B. Là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng tinh thần mang tính chất thống nhất và đồng bộ.
C. Là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng đồng bộ.
D. Là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
Câu 192: Một trong những nội dung mưu kế đánh giặc trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta là gì ?
A. Lừa địch để đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị của địch, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó.
B. Lừa địch đánh vào chỗ yếu làm cho địch lúng túng đối phó.
C. Điều địch theo kế hoạch của ta.
D. Lấy số lượng ít, đánh với số lượng nhiều.
Câu 193: Vì sao lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu?
A. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản trước mắt của lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Đây là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
C. Đây là yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. Đây là quan điểm phản ánh chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản, thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 194: Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến diễn ra vào năm nào?
A. Năm 688 trước công nguyên. B. Năm 687 trước công nguyên.
C. Năm 685 trước công nguyên. D. Năm 686 trước công nguyên.
Câu 195: Nghiên cứu nghệ thuật quân sự Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới,một trong những trách nhiệm của sinh viên là gì?
A. Phát huy tinh thần tự lực, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
B. Phát huy tinh thần tự giác,cố gắng học tập và rèn luyện .
C. Phát huy tính độc lập, tự lực, tự cường để học tập và công tác .
D. Phát huy tính tự chủ, tự cường, tham gia tốt các hoạt động xã hội .
Câu 196: Chiến dịch Điện Biên Phủ thuộc loại hình chiến dịch gì?
A. Chiến đấu tiến công . B. Chiến dịch tiến công .
C. Phòng ngự và phản công . D. Phản công tổng hợp.
Câu 197: Trong nội dung đánh giặc của tổ tiên, tư tưởng xuyên suốt của đấu tranh ngoại giao là gì?
A. Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, kết hợp với tiến công địch toàn diện.
B. Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, kết hợp với mặt trận quân sự, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
C. Giữ vững quyền chủ động, liên tục tiến công địch, tạo điều kiện cho quân sự.
D. Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Câu 198: Quan điểm "Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc..." trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có vị trí như thế nào?
A. Là cơ sở, điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước mình.
B. Là cơ sở, điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người (giữ vai trò quyết định) trong chiến tranh.
C. Là cơ sở, điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc.
D. Là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong chiến tranh.
Câu 199: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh là gì?
A. Xây dựng tiềm lực an ninh nhân dân. B. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ.
C. Xây dựng tiềm lực khoa học, quân sự. D. Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân.
Câu 200: Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Giải quyết yêu cầu về vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang
B. Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học quân sự, khoa học công an.
C. Thực hiện mọi chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ổn định về tư tưởng, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Câu 201: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc là gì?
A. Xây dựng hậu phương, tạo thế trận vững chắc cho thế trận an ninh nhân dân.
B. Xây dựng hậu phương, tạo thế trận vững chắc cho thế trận quốc phòng.
C. Xây dựng hậu phương, tạo chỗ dựa vững chắc cho thế trận QP, an ninh.
D. Xây dựng hậu phương, tạo thế trận vững chắc cho thế trận QP toàn dân.
Câu 202: Một trong những vấn đề lớn trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 là gì?
A. Hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn quá độ.
B. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển quốc phòng - an ninh.
C. Đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
D. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội.
Câu 203: Trong xây dựng cơ bản khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài cần đảm bảo yêu cầu nào?
A. Phải được chính phủ thẩm định phê duyệt cấp phép .
B. Phải có sự tham gia ý kiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền.
C. Phải thành lập Hội đồng thẩm định có đầy đủ các bộ ngành liên quan.
D. Đối tác nước ngoài phải trình dự án với Hội đồng đảm bảo các yêu cầu của Chính phủ quy định.
Câu 204: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, lực lượng nòng cốt cho phong trào đánh giặc ở cơ sở là lực lượng nào?
A. Bộ đội chủ lực. B. Dân quân tự vệ. C. Bộ đội địa phương. D. Tất cả các lực lượng trên.
Câu 205: Một trong những nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay là gì?
A. Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
B. Cùng toàn dân bảo vệ an ninh quốc gia, những thành quả cách mạng đã đạt được.
C. Cùng toàn dân giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp.
D. Cùng toàn dân bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả của cách mạng.
Câu 206: Một trong những tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội là gì?
A. Sự ra đời của quân đội là một quy luật trong đấu tranh giai cấp ở Việt Nam.
B. Sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.
C. Sự ra đời của quân đội là do yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
D. Sự ra đời của quân đội là một tất yếu trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Câu 207: Nhiệm vụ của các nhà máy công nghiệp quốc phòng trong thời bình là gì?
A. Mở rộng liên doanh liên kết giữa các nhà máy công nghiệp quốc phòng với công nghiệp các nước tiên tiến.
B. Ngoài việc sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội cần tham gia phát triển kinh tế, xã hội có hiệu quả cao.
C. Từng bước tự sản xuất vũ khí, trang bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang.
D. Ngoài việc sản xuất ra hàng quân sự phải tham gia sản xuất hàng dân sự chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Câu 208: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc toàn phòng dân, an ninh nhân dân vững chắc là gì?
A. Triển khai các lực lượng ngoài thế trận, tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các cụng trình quốc phòng, an ninh.
B. Triển khai các trận địa trong thế trận, tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các cụng trình quốc phòng, an ninh.
C. Triển khai các lực lượng trong thế trận; tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng, an ninh.
D. Triển khai các lực lượng trong thế trận; tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng khu vực tỉnh, thành phố.
Câu 209: Nguồn gốc ra đời của quân đội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin là gì?
A. Do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng.
B. Do yêu cầu của phong trào đấu tranh cách mạng.
C. Do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động.
D. Do đấu tranh giai cấp, do chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Câu 210: Theo Lê Nin nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định đến sức mạnh của Hồng quân là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. B. Tính kỷ luật cao.
C. Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. D. Quân đội chính quy, hiện đại, tinh nhuệ.
Câu 211: Một trong những biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay là gì?
A. Phải vận dụng nhiều hình thức, phương pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giáo dục quốc phòng, an ninh.
B. Điều chỉnh cơ cấu quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh các cấp từ trung ương đến cơ sở.
C. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
D. Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân cho sinh viên trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Câu 212: Trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta, vị trí của mặt trận chính trị được xác định như thế nào?
A. Cùng với quân sự quyết định sức mạnh của chiến trường .
B. Là mặt trận quan trọng nhất tạo điều kiện cho các mặt trận khác .
C. Là cơ sở tạo sức mạnh quân sự, ngoaị giao.
D. Là cơ sở tạo sức mạnh quân sự, ngoại giao, binh vận .
Câu 213: Một trong những mục đích của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất của Tổ quốc.
B. Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cả ở đất liền, trên không, trên biển.
C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
D. Bảo vệ vững chắc độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 214: Có mấy phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới?
A. 5 phương hướng. B. 2 phương hướng. C. 4 phương hướng. D. 3 phương hướng.
Câu 215: Thế trận quốc phòng, an ninh là gì?
A. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng, tiềm lực mọi mặt của đất nước và của toàn dân trên một phần lãnh thổ theo yêu cầu của quốc phòng, an ninh.
B. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng, tiềm lực mọi mặt của đất nước trên toàn bộ lãnh thổ theo yêu cầu của quốc phòng, an ninh.
C. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng, tiềm lực mọi mặt của đất nước và của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo yêu cầu của quốc phòng, an ninh, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
D. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng, của đất nước và của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo yêu cầu của quốc phòng, an ninh.
Câu 216: Theo quan điểm của Mác – Ăng ghen khẳng định: xã hội loài người đã có giai đoạn không có chiến tranh, đó là giai đoạn nào?
A. Giai đoạn Phong kiến. B. Giai đoạn Chủ nghĩa xã hội.
C. Giai đoạn Cộng sản nguyên thủy. D. Giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
Câu 217: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nguồn gốc của chiến tranh là gì?
A. Chiến tranh có nguồn gốc từ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp.
B. Chiến tranh có nguồn gốc từ đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp.
C. Chiến tranh có nguồn gốc từ quy luật tự nhiên của xã hội loài người.
D. Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột.
Câu 218: Một trong những biện pháp thực hiện quan điểm “Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt...” là gì?
A. Vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp trên từng mặt trận. Song phải luôn quán triệt lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu.
B. Tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính để không bị phụ thuộc vào nước ngoài.
C. Không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đặc biệt là chất lượng chính trị.
D. Chúng ta phát huy tinh thần tự lực, tự cường đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cả về vật chất và tinh thần.
Câu 219: Trong quan điểm “Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng...” được thể hiện trên mấy nội dung?
A. 5 nội dung. B. 4 nội dung. C. 6 nội dung. D. 3 nội dung.
Câu 220: Trong nội dung kết hợp kinh tế - xã hội với QP, AN hiện nay cần phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng nào?
A. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
B. Phát triển theo hướng mỗi nhà máy, xí nghiệp vừa có thể sản xuất hàng dân dụng vừa có thể sản xuất hàng quân sự.
C. Phát triển theo hướng mỗi nhà máy, xí nghiệp, cần lựa chọn sản xuất các sản phẩm phù hợp.
D. Phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng chuyên sâu trên một số lĩnh vực mũi nhọn.
Câu 221: Tính chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện. B. Là cuộc chiến tranh hiện đại.
C. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng. D. Cả ba tính chất trên.
Câu 222: Bài học kinh nghiệm thứ hai về nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là nội dung nào ?
A. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công. B. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt với bảo vệ vững chắc các mục tiêu.
C. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc. D. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế.
Câu 223: Nội dung kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong nông nghiệp nhằm bảo đảm vấn đề gì?
A. Bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
B. Bảo đảm an ninh lương thực và an ninh nông thôn góp phần tạo thế trận phòng thủ vững chắc.
C. Bảo đảm thắng lợi cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
D. Nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.
Câu 224: Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong nông lâm ngư nghiệp cần gắn với vấn đề gì ?.
A. Gắn với việc giải quyết tốt các với các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, đền ơn đáp nghĩa.
B. Gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm.
C. Gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
D. Gắn với việc động viên, khuyến khích nhân dân thực hiện kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Câu 225: Cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược nhà Tây Sơn có khoảng 10 vạn quân nhưng đã đánh thắng bao nhiêu quân xâm lược ?
A. 31 vạn. B. 27 vạn. C. 25 vạn. D. 29 vạn.
Câu 226: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta thay đổi phương châm tác chiến như thế nào?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.
B. Đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chiếm từng phần.
C. Đánh nhanh, thắng nhanh sang táo bạo thần tốc.
D. Đánh nhanh, thắng nhanh sang vây lấn.
Câu 227: Chiến tranh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược, lật đổ của kẻ thù đối với CM nước ta.
B. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực khoa học công nghệ, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược, lật đổ của kẻ thù đối với CM nước ta.
C. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực kinh tế, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược, lật đổ của kẻ thù đối với CM nước ta.
D. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quân sự, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
Câu 228: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN, ngày nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
B. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
D. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Câu 229: Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn lật đổ, là quan điểm thứ mấy ?
A. Quan điểm thứ tư. B. Quan điểm thứ ba. C. Quan điểm thứ năm. D. Quan điểm thứ hai.
Câu 230: Nghiên cứu nghệ thuật quân sự Việt Nam của các thế hệ ông cha ta, chúng ta có cảm nghĩ gì?
A. Có quyền tự hào về tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
B. Có quyền tự hào về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
C. Tinh thần tự hào của người dân đất Việt trong chống giặc ngoại xâm.
D. Truyền thống chiến đấu bất khuất, kiên cường của ông cha ta.
Câu 231: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận chiến tranh nhân dân được tổ chức như thế nào?
A. Cả nước đánh giặc, phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương với dân quân tự vệ .
B. Thế trận chiến tranh được bố trí rộng khắp trên cả nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
C. Lực lượng của chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
D. Cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí trang bị hiện có.
Câu 232: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại.
B. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và hiện đại.
C. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và chú trọng về mặt vũ khí trang bị.
D. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và chú trọng về mặt quân sự.
Câu 233: Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, là xây dựng nội dung gì?
A. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Xây dựng nền văn hóa.
C. Xây dựng niềm tự hào dân tộc.
D. Xây dựng ý chí quyết tâm của nhân dân, của lực lượng vũ trang.
Câu 234: Quan điểm: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Là quan điểm thứ mấy, quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ?
A. Quan điểm thứ nhất. B. Quan điểm thứ hai. C. Quan điểm thứ năm. D. Quan điểm thứ sáu.
Câu 235: Nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh, là nội dung thứ mấy trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh?
A. Nội dung thứ tư. B. Nội dung thứ hai. C. Nội dung thứ ba. D. Nội dung thứ nhất.
Câu 236: Một trong những tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là một tất yếu khách quan.
B. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan.
C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bảo vệ độc lập dân tộc.
D. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là bảo vệ biên giới, hải đảo.
Câu 237: Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Chiến tranh kéo dài, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu.
B. Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh.
C. Các tuyến phòng thủ đất nước được củng cố vững chắc, thế trận quốc phòng an ninh nhân dân được củng cố.
D. Đất nước thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội, thế trận quốc phòng an ninh nhân dân được củng cố.
Câu 238: Một trong những phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới là gì?
A. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, hiện đại.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu mới.
C. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạng rộng khắp, lấy chất lượng là chính.
D. Xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, thiện chiến.
Câu 239: Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố QP, AN trong lĩnh vực y tế cần chú ý nội dung nào?
A. Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra.
B. Phát huy vai trò quân, dân y trên cả nước đặc biệt là các địa bàn chiến lược.
C. Cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và quốc phòng, an ninh.
D. Phát huy vai trò y tế dân sự, sẵn sàng động viên khi có chiến tranh.
Câu 240: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Xây dựng nề nếp chính qui trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
B. Xây dựng tinh thần cảnh giác trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
C. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
D. Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Câu 241: Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh được thể hiện ở chỗ nào?
A. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết và tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
B. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng.
C. Thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, kịp thời đề ra các nghị quyết lãnh đạo ngành địa phương mình một cách đúng đắn.
D. Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và nghị định của Chính phủ.
Câu 242: Một trong những điểm yếu của địch khi tiến hành xâm lược Việt Nam là gì?
A. Là cuộc chiến tranh hiếu chiến, tàn ác sẽ bị nhân loại phản đối.
B. Là cuộc chiến tranh hao người, tốn của nên sẽ bị nhân dân chính quốc phản đối.
C. Là cuộc chiến tranh cướp nước nên sẽ bị thế giới trừng phạt.
D. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa chắc chắn bị nhân loại phản đối
Câu 243: Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì ?
A. Từng bước giải quyết vũ khí hiện đại cho lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Nhanh chóng giải quyết có trọng tâm về vũ khí hiện đại cho lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Ưu tiên giải quyết vũ khí trang bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu.
Câu 244: Luận điểm “ Phi chính hoá quân đội” nhằm mục đích gì?
A. Làm giảm sức mạnh chiến đấu của quân đội. B. Làm giảm chức năng cơ bản của quân đội.
C. Làm giảm bản chất của quân đội vô sản. D. Làm giảm tinh thần chiến đấu quân đội.
Câu 245: Một trong những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có khả năng thích ứng với chiến tranh hiện đại.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có khả năng tác chiến tốt, vũ khí trang bị hiện đại.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có kỷ luật nghiêm, có sức mạnh chiến đấu tốt trong mọi điều kiện.
D. Đảm bảo cho LLVT nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Câu 246: Lực lượng xung kích trong khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân là nhiệm vụ của lực lượng nào?
A. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương. B. Lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Dự bị động viên, Dân quân tự vệ . D. Bộ đội chủ lực, công an nhân dân.
Câu 247: Một trong những thực trạng của lực lượng vũ trang nhân dân ta là gì?
A. Trang bị của lực lượng vũ trang hiện đại nhưng thiếu đồng bộ.
B. Trang bị của lực lượng vũ trang còn lạc hậu và thiếu đồng bộ
C. Trang bị của lực lượng vũ trang hiện nay chưa được đáp ứng đầy đủ.
D. Trang bị của lực lượng vũ trang còn thô sơ, chưa đáp ứng cho chiến tranh hiện đại.
Câu 248: Một trong những thực trạng của lực lượng vũ trang nhân dân ta là gì?
A. Trình độ lí luận, tính nhạy bén, sắc sảo và bản lĩnh chính trị của một số cán bộ, chiến sĩ ta chưa đáp ứng tình hình mới.
B. Trình độ lí luận, tính nhạy bén, sắc sảo và bản lĩnh chính trị của cán bộ Đảng viên có lúc còn hạn chế.
C. Trình độ lí luận, tính nhạy bén, sắc sảo và bản lĩnh chính trị của không ít cán bộ, chiến sĩ ta chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ.
D. Trình độ lí luận, tính nhạy bén, sắc sảo và bản lĩnh chính trị của một bộ phận Đảng viên chuyển biến chậm.
Câu 249: Trong các quan điểm sau, quan điểm nào là cơ bản, xuyên suốt trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định.
B. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực.
C. Chuẩn bị mọi mặt trong cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Câu 250: Một trong những nội dung xây dựng quân đội theo hướng cách mạng là gì?
A. Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ, tự giác nghiêm minh.
B. Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ, dân chủ rộng rãi.
C. Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ tốt.
D. Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế tốt.
CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN 2 (CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH)
Câu 1: Phòng ngừa tội phạm là việc làm của tổ chức và cá nhân nào?
A. Là việc làm của đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội và công dân.
B. Là việc làm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và Đảng viên.
C. Là việc làm của công đoàn các cấp, các tổ chức xã hội và công dân.
D. Là việc làm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
Câu 2: Để góp phần làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giải pháp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc được xác định như thế nào?
A. Ngăn chặn và đập tan mọi ý đồ răn đe can thiệp vũ trang.
B. Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược.
C. Chủ động tiến công địch trên mọi lĩnh vực.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3: Xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ làm cho quan hệ dân tộc như thế nào?
A. Làm cho quan hệ cộng đồng, dân tộc diễn biến căng thẳng phức tạp.
B. Làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường.
C. Làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến gắn bó mật thiết.
D. Làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến căng thẳng phức tạp.
Câu 4: Đấu tranh phòng, chống tội phạm là gì?
A. Là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội.
B. Là việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa dẫn đến tội phạm; để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội.
C. Là việc tiến hành các biện pháp để hạn chế và không có tội phạm trong xã hội, phấn đấu cho xã hội tốt đẹp.
D. Là việc tiến hành các biện pháp loại trừ các nguyên nhân dẫn đến tội phạm, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội.
Câu 5: Quốc gia thể hiện quyền làm chủ trên mấy phương diện?
A. 2 phương diện. B. 4 phương diện. C. 3 phương diện. D. 5 phương diện.
Câu 6: Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia gồm mấy nội dung?
A. 7 nội dung. B. 5 nội dung. C. 6 nội dung. D. 4 nội dung.
Câu 7: Hiện nay phải đối phó với chiến lực “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống thì vai trò của dân quân tự vệ như thế nào?
A. Ngày càng được nâng cao. B. Luôn sẵn sàng chiến đấu đáp ứng với mọi tình huống xảy ra.
C. Càng được coi trọng. D. Luôn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Câu 8: Để góp phần làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giải pháp xây dựng và thực hiện các phương án xử trí như thế nào?
A. Xử trí theo nguyên tắc khẩn trương, kịp thời, không bị động bất ngờ.
B. Cần xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn-kiên quyết-linh hoạt-đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.
C. Xây dựng Đảng mạnh về mọi mặt, kết hợp với bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ.
D. Khi có bạo loạn xảy ra, cần xử trí phát huy sức mạnh tổng hợp của quân đội và công an.
Câu 9: “Nhân dân giúp ta nhiều thì thành công nhiều, giúp ta ít thì thành công ít, giúp ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Câu nói trên Bác Hồ đã nói với lực lượng nào?
A. Quân đội nhân dân. B. Công an nhân dân.
C. Dân quân, tự vệ. D. Lực lượng dự bị động viên.
Câu 10: Cơ cấu tổ chức cán bộ cấp trung đội, tiểu đội và tương đương của lực lượng dân quân tự vệ gồm mấy người?
A. 2 người. B. 1 người. C. 4 người. D. 3 người.
Câu 11: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin là gì?
A. Các dân tộc hoàn toàn đoàn kết B. Các dân tộc hoàn toàn không đoàn kết
C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng D. Các dân tộc hoàn toàn tự do.
Câu 12: Tại sao phòng ngừa tội phạm lại mang ý nghĩa chính trị sâu sắc?
A. Vì giữ vững an ninh thế giới, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.
B. Vì tiết kiệm được ngân sách của Nhà nước, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.
C. Vì giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng sức khoẻ, danh dự của mọi người dân.
D. Vì giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.
Câu 13: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về chính trị của chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Đòi thực hịên “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
B. Đòi thực hịên “chia rẽ công an với Đảng và nhân dân”.
C. Đòi thực hịên “ thành lập Đảng dân chủ đối lập”.
D. Đòi thực hịên “ tự do hoá nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”.
Câu 14: Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng phải đảm bảo cho yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tổ chức nào?
A. Các địa phương trong thời bình.
B. Các địa phương trong thời chiến.
C. Các địa phương trong cả thời bình và thời chiến.
D. Các doanh nghiệp công nghiệp trong cả thời bình và thời chiến.
Câu 15: Lực lượng dân quân tự vệ đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của cấp nào?
A. Cơ quan quân sự địa phương.
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Cấp xã, phường và các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội.
D. Của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 16: Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây những hậu quả gì?
A. Hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị các quốc gia, đe dọa hoà bình an ninh khu vực và thế giới.
B. Hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc cho các quốc gia, đe dọa hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.
C. Hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.
D. Hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.
Câu 17: Một trong những vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc là gì?
A. Có khả năng khống chế, bắt giữ tội phạm giao cho cơ quan chức năng xử lý.
B. Có trách nhiệm bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ quan, địa phương.
C. Có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo các loại tội phạm.
D. Có trách nhiệm tố cáo với cơ quan chức năng các hiện tượng vi phạm pháp luật.
Câu 18: Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới diễn ra như thế nào?
A. Tiềm ẩn nhiều vấn đề bức xúc ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
B. Đoàn kết, gắn bó cùng phát triển ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
C. Phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
D. Tốt đẹp ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Câu 19: Phòng chống tội phạm theo hướng nào là mang tính chất cơ bản, chiến lược và lâu dài?
A. Phát hiện, khắc phục hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
B. Ngăn chặn, khắc phục hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
C. Tìm nguyên nhân để khắc phục hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
D. Phát hiện, hạn chế đến mức thấp nhất và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
Câu 20: Phòng ngừa tội phạm là gì?
A. Là hạn chế để tội phạm xảy ra đến mức thấp nhất, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống cộng đồng dân cư.
B. Bằng hệ thống pháp luật nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
C. Nhà nước dùng cơ quan bảo vệ pháp luật để khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
D. Bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Câu 21: Các cơ quan bảo vệ pháp luật là những cơ quan nào?
A. Công an, viện kiểm sát, toà án. B. Tư pháp, hội đồng nhân dân các cấp.
C. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. D. Cơ quan tòa án, các tổ chức xã hội, công dân.
Câu 22: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về lĩnh vực quốc phòng –an ninh của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?
A. Hạn chế mở rộng quan hệ của Việt Nam đối với thế giới.
B. Chúng kích động Làm phai mờ yếu tố giai cấp trong lực lượng vũ trang .
C. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh và đối với LLVT.
D. Làm phai mờ truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 23: Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội gồm mấy nội dung?
A. 7 nội dung. B. 6 nội dung. C. 8 nội dung. D. 5 nội dung.
Câu 24: Giai đoạn thứ nhất của quá trình hình thành và phát triển chiến lược “diễn biến hoà bình” diễn ra từ năm nào đến năm nào?
A. Từ năm 1960 đến năm 1980. B. Từ năm 1980 đến năm 1990.
C. Từ năm 1950 đến năm 1960. D. Từ năm 1945 đến năm 1980.
Câu 25: Các tổ chức phản động của người Việt đang lưu vong hoạt động “ diễn biến hoà bình”, có 3 nội dung chủ yếu là gì?
A. Chiếm lĩnh thị trường, ngoại giao hữu nghị, khoét sâu mâu thuẫn.
B. Khoét sâu mâu thuẫn, gây mất đoàn kết, phá hoại kinh tế, tài chính.
C. Phao tin đồn nhảm, nói xấu Đảng, gây mất đoàn kết nội bộ.
D. Lôi kéo các phần tử tiêu cực, lợi dụng các chính sách trong nước, lợi dụng dân tộc, tôn giáo.
Câu 26: Các hình thức của bạo loạn lật đổ là gì?
A. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn phi vũ trang.
B. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang kết hợp với bạo loạn lật đổ.
C. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
D. Bạo loạn chính trị, bạo loạn quân sự kết hợp với bạo loạn lật đổ.
Câu 27: An ninh quốc gia là gì?
A. Là sự ổn định hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của cả nước; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam.
B. Là sự ổn định bền vững và lâu dài của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Là sự ổn định, phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
D. Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 28: Về quy mô tổ chức lực lượng dân quân tự vệ cấp đại đội được tổ chức ở đâu?
A. Ở xã, phường lớn. B. Ở thôn, bản. C. Ở quận, huyện. D. Ở tỉnh, thành phố.
Câu 29: Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm mấy vùng hợp thành?
A. 2 vùng hợp thành. B. 5 vùng hợp thành. C. 3 vùng hợp thành. D. 4 vùng hợp thành.
Câu 30: Quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân đối với xã hội là gì?
A. Là nền tảng của một nước. B. Là lực lượng đông đảo.
C. Là gốc rễ của một dân tộc, là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. D. Tất cả các ý trên.
Câu 31: Việc xác định biên giới quốc gia trên biển phải dựa vào đâu?
A. Dựa vào công ước quốc tế do Liên Hợp Quốc ban hành.
B. Dựa vào công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
C. Dựa vào công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
D. Dựa vào công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và các thỏa thuận của Việt Nam và các nước khác có liên quan.
Câu 32: Thế nào là bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Là phòng ngừa, dập tắt các hành động phá hoại của các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước.
B. Là phòng ngừa, đập tan các âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động trong và ngoài nước.
C. Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
D. Là phòng ngừa, phát hiện ra các hành động nhằm chống phá cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 33: Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc là gì?
A. Cộng đồng, kinh tế, xã hội được chỉ đạo bởi Nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ chung.
B. Cộng đồng văn hoá, xã hội được chỉ đạo bởi Nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ chung.
C. Cộng đồng chế độ xã hội được chỉ đạo bởi Nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ chung.
D. Cộng đồng chính trị, xã hội, được chỉ đạo bởi Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung.
Câu 34: Âm mưu của chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam là gì ?
A. Âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN.
B. Âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
C. Âm mưu biến Việt nam thành quốc gia có chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
D. Âm mưu xoá bỏ chính phủ hiện thời thành lập chính phủ mới .
Câu 35: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về chính trị của chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Cô lập Đảng, Nhà nước với quân đội và nhân dân.
B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn tổ chức.
C. Xoá bỏ vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN.
D. Từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 36: Nêu các chủ thể của hoạt động phòng chống tội phạm?
A. Quốc hội, hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Chính phủ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội, công dân.
B. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. Cơ quan công an, tổ chức công đoàn, công dân.
C. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản công dân.
D. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Thủ tướng Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. Cơ quan tòa án, các tổ chức xã hội, công dân.
Câu 37: Cơ quan nào tổ chức các lực lượng phòng chống tội phạm?
A. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. B. Cơ quan tòa án, các tổ chức xã hội, công dân.
C. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. D. Công an, viện kiểm sát, toà án.
Câu 38: Một trong những phương châm tiến hành phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Xây dựng tiềm lực quân sự của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế.
B. Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế.
C. Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế.
Câu 39: Lực lượng dự bị động viên được biên chế cho lực lượng thường trực của quân đội như thế nào?
A. Theo lệnh điều động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. B. Khi thực hành động viên lực lượng.
C. Khi đất nước có chiến tranh ở quy mô rộng. D. Thông qua các đơn vị dự bị động viên.
Câu 40: Danh mục phương tiện kỹ thuật của lực lượng dự bị động viên do ai quy định?
A. Bộ Quốc phòng. B. Chính phủ.
C. Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố). D. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố).
Câu 41: Lực lượng dân quân tự vệ đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan, tổ chức nào?
A. Bộ Quốc phòng. B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Đảng cộng sản Việt Nam. D. Cơ quan quân sự địa phương.
Câu 42: Có mấy nguyên tắc động viên công nghiệp quốc phòng?
A. 3 nguyên tắc. B. 4 nguyên tắc. C. 5 nguyên tắc D. 6 nguyên tắc.
Câu 43: Thành phần phạm tội tập trung vào những đối tượng nào?
A. Thanh niên, thiếu niên, nông dân, công nhân, côn đồ.
B. Có cả lưu manh cũng như nông dân, cán bộ, đảng viên, trí thức, sinh viên.
C. Học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên.
D. Lưu manh, côn đồ, nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên.
Câu 44: Nhiệm vụ của công an trong việc phòng chống tội phạm?
A. Trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
B. Thông qua các hoạt động điều tra các vụ án đảm bảo công minh đúng pháp luật.
C. Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra tội phạm.
D. Kiểm tra việc tuân thủ theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Câu 45: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là gì?
A. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới.
B. Xây dựng và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên khu vực biên giới.
C. Xây dựng đường biên giới láng giềng hữu nghị, ổn định lâu dài.
D. Xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị, cùng có lợi với các nước.
Câu 46: Một trong những đặc điểm các dân tộc ở nước ta hiện nay là gì?
A. Các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú đan xen vào nhau.
B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ.
C. Các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú không đều và xen kẽ.
D. Các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú không đều nhau.
Câu 47: Tôn giáo là gì?
A. Là một hiện tượng xã hội, phản ánh thế giới khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
B. Là một biểu hiện ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
C. Là một đặc điểm ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
D. Là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
Câu 48: Thế nào là hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia?
A. Là những hành vi xâm phạm Nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Là những hành vi xâm phạm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
D. Là những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa; phá hoại về chính tri, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Câu 49: Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm mấy yếu tố cấu thành?
A. 4 yếu tố cấu thành. B. 2 yếu tố cấu thành.
C. 5 yếu tố cấu thành. D. 3 yếu tố cấu thành.
Câu 50: Biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với mấy nước?
A. Tiếp giáp với 2 nước. B. Tiếp giáp với 3 nước.
C. Tiếp giáp với 4 nước. D. Tiếp giáp với 5 nước.
Câu 51: Bảo vệ an ninh quốc gia gồm bao nhiêu nhiệm vụ ?
A. 4 nhiệm vụ. B. 3 nhiệm vụ. C. 6 nhiệm vụ. D. 5 nhiệm vụ.
Câu 52: Để xây dựng lực lượng dự bị động viên có chất lượng cao cần tập trung vào khâu nào?
A. Chính trị, tư tưởng, tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.
B. Quản lý, giáo dục, tạo nguồn.
C. Huấn luyện quân sự, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu.
D. Huấn luyện chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Câu 53: Một trong những mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược "diễn biến hoà bình", đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Chia rẽ LLVT với quần chúng nhân dân.
C. Tạo cớ can thiệp và xâm lược Việt Nam. D. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân.
Câu 54: Phòng chống tội phạm theo hướng nào là mang tính chất cơ bản, chiến lược và lâu dài?
A. Ngăn chặn, khắc phục hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
B. Tìm nguyên nhân để khắc phục hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
C. Phát hiện, hạn chế đến mức thấp nhất và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
D. Phát hiện, khắc phục hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực.
Câu 55: Một trong các nguồn gốc tôn giáo là yếu tố nào?
A. Nguồn gốc chính trị – xã hội. B. Nguồn gốc văn hoá - xã hội.
C. Nguồn gốc từ truyền thống. D. Nguồn gốc kinh tế – xã hội.
Câu 56: Trong các quy định về đảm bảo an ninh trật tự, quy định nào áp dụng đối với sinh viên ở ký túc xá?
A. Chấp hành tốt nội quy, thực hiện đầy đủ các cam kết.
B. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, không sử dụng bừa bãi, làm hư hỏng, mất mát tài sản, trang bị.
C. Không tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất cháy, hóa chất độc hoặc hàng cấm khác trong ký túc xá.
D. Cả ba quy định trên.
Câu 57: Giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ nhằm mục đích gì?
A. Nhằm giữ vững lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng và truyền thống của dân tộc.
B. Nhằm nâng cao nhận thức chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng.
C. Nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng, đối phó có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của CNĐQ và các thế lực thù địch.
D. Nhằm làm chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm chính trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Câu 58: Thế nào là trật tự, an toàn xã hội?
A. Xã hội văn minh, hiện đại, không có tội phạm xã hội, không có vi phạm pháp luật, mọi người dân được sống yên ổn trong xã hội.
B. Trạng thái xã hội luôn ổn định, không có hành vi gây mất trật tự công cộng, vi phạm chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
C. Trong xã hội luôn tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Câu 59: Bảo vệ an ninh quốc gia có bao nhiêu nguyên tắc?
A. 3 nguyên tắc. B. 6 nguyên tắc. C. 4 nguyên tắc. D. 5 nguyên tắc.
Câu 60: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào?
A. Khoa học và cách mạng.
B. Đúng đắn, toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.
C. Toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.
D. Phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.
Câu 61: Tại sao phải làm tốt công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự?
A. Lực lượng công an chưa hoàn thành tốt chức năng của mình.
B. Chuyên môn đơn thuần của công an không thể hoàn thành nhiệm vụ.
C. Lực lượng công an có hạn, không thể có mặt ở mọi lúc, mọi nơi.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 62: Các tổ chức phản động của người Việt đang lưu vong hoạt động “ diễn biến hoà bình”, có 3 nội dung chủ yếu là gì?
A. Lôi kéo các phần tử tiêu cực, lợi dụng các chính sách trong nước, lợi dụng dân tộc, tôn giáo.
B. Chiếm lĩnh thị trường, ngoại giao hữu nghị, khoét sâu mâu thuẫn.
C. Khoét sâu mâu thuẫn, gây mất đoàn kết, phá hoại kinh tế, tài chính.
D. Phao tin đồn nhảm, nói xấu Đảng, gây mất đoàn kết nội bộ.
Câu 63: Để góp phần làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giải pháp xây dựng và thực hiện các phương án xử trí như thế nào?
A. Xây dựng Đảng mạnh về mọi mặt, kết hợp với bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ.
B. Khi có bạo loạn xảy ra, cần xử trí phát huy sức mạnh tổng hợp của quân đội và công an.
C. Cần xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn-kiên quyết-linh hoạt-đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.
D. Xử trí theo nguyên tắc khẩn trương, kịp thời, không bị động bất ngờ.
Câu 64: Lực lượng dự bị động viên được biên chế cho lực lượng thường trực của quân đội như thế nào?
A. Theo lệnh điều động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. B. Thông qua các đơn vị dự bị động viên.
C. Khi đất nước có chiến tranh ở quy mô rộng. D. Khi thực hành động viên lực lượng.
Câu 65: Thực chất của vấn đề dân tộc theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin là gì?
A. Là sự sứt mẻ, mâu thuẫn giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia với nhau trong quan hệ quốc tế.
B. Là sự xuất hiện mâu thuẫn giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia với nhau trong quan hệ quốc tế.
C. Là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế.
D. Là sự cọ sát mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau.
Câu 66: Chiều dài lãnh thổ đất liền của Việt Nam được xác định từ đâu đến đâu?
A. Từ Đồng Đăng đến Hà Tiên. B. Từ Lũng Cú đến Hà Tiên.
C. Từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Cà Mau. D. Từ Hữu Nghị Quan đến Cà Mau.
Câu 67: Chủ quyền quốc gia Việt Nam là đặc trưng như thế nào?
A. Đặc trưng trọng yếu, giữ vai trò quyết định. B. Đặc trưng cốt lõi, quan trọng nhất.
C. Đặc trưng cơ bản, xuyên suốt quan trọng nhất. D. Đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất.
Câu 68: Xây dựng các tổ chức, lực lượng quần chúng nòng cốt làm hạt nhân để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có bao nhiêu nội dung?
A. 6 nội dung. B. 5 nội dung. C. 3 nội dung. D. 4 nội dung.
Câu 69: Cơ quan nào ban hành các đạo luật, nghị quyết các văn bản pháp lí về phòng chống tội phạm?
A. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. B. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
C. Công an, viện kiểm sát, toà án. D. Cơ quan tòa án, các tổ chức xã hội.
Câu 70: Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nội dung có vị trí như thế nào?
A. Là một nội dung góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
B. Là một nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
C. Là một nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
D. Là một nội dung quan trọng bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc.
Câu 71: Nội dung nào là quan trọng nhất để lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên?
A. Đăng ký, quản lý. B. Giáo dục chính trị, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra.
C. Tổ chức biên chế. D. Tạo nguồn.
Câu 72: Một trong những đặc điểm các dân tộc ở nước ta hiện nay là gì?
A. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
B. Các dân tộc Việt Nam có tư tưởng đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
C. Các dân tộc Việt Nam có tinh thần đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
D. Các dân tộc Việt Nam có ý chí đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
Câu 73: Có mấy biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay?
A. 3 biện pháp. B. 4 biện pháp. C. 5 biện pháp. D. 6 biện pháp.
Câu 74: Một trong những biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay là gì?
A. Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính.
B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
C. Gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
D. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
Câu 75: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia có quan hệ như thế nào với 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta đã đề ra?
A. Là nội dung gắn bó mật thiết của việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược.
B. Là nội dung cơ bản xuyên suốt của việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược.
C. Là nội dung cơ bản của việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược.
D. Là nội dung đặc biệt quan trọng của việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược.
Câu 76: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Lênin là gì?
A. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. B. Liên hiệp nông dân tất cả các dân tộc.
C. Đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc. D. Đoàn kết nông dân tất cả các dân tộc.
Câu 77: Trong các tổ chức quần chúng ở địa bàn cơ sở, tổ chức nào có chức năng thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự?
A. Ban an ninh trật tự. B. Tổ an ninh nhân dân.
C. Ban bảo vệ dân phố D. Hội đồng an ninh trật tự.
Câu 78: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về kinh tế của chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì ?
A. Đòi chuyển hoá nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam .
B. Đòi thực hịên “chia rẽ các thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước”.
C. Đòi thực hịên “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
D. Đòi thực hịên “ tự do hoá nền kinh tế có lợi cho chủ nghĩa đế quốc”.
Câu 79: Cơ quan nào bảo đảm ngân sách, phương tiện điều kiện làm việc cho hoạt động phòng chống tội phạm?
A. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. B. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
C. Công an, viện kiểm sát, toà án. D. Cơ quan tòa án, các tổ chức xã hội, công dân.
Câu 80: Tôn giáo có nguồn gốc từ các yếu tố nào?
A. Kinh tế – xã hội, nhận thức của tôn giáo và tâm lý của tôn giáo.
B. Chính trị – xã hội, nhận thức của tôn giáo và tâm lý của tôn giáo.
C. Văn hoá - xã hội, nhận thức của tôn giáo và tâm lý của tôn giáo.
D. Truyền thống, nhận thức của tôn giáo và tâm lý của tôn giáo.
Câu 81: Tại sao phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc?
A. Vì tiết kiệm ngân sách Nhà nước, sức lao động của công an, toà án và công dân.
B. Vì tiết kiệm ngân sách Nhà nước, sức lao động của nhân viên Nhà nước và công dân.
C. Vì giảm chi phí ngân sách Nhà nước, sức lao động của nhân viên Nhà nước và công dân.
D. Vì tiết kiệm được một phần ngân sách Nhà nước, sức lao động của nhân viên Nhà nước và công dân.
Câu 82: Một trong những nội dung theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê Nin về dân tộc là gì?
A. Là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần giải quyết.
B. Là những hình thức nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần giải quyết.
C. Là những phương pháp nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần giải quyết.
D. Là những biểu hiện nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần giải quyết.
Câu 83: Một trong các đặc điểm của tệ nạn xã hội là gì?
A. Mang tính quy luật, diễn ra nhanh và phức tạp, có liên quan chặt chẽ với tội phạm.
B. Mang tính quy luật, diễn ra từng giai đoạn, có liên quan đến tội phạm.
C. Mang tính phổ biến, diễn ra rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với tội phạm.
D. Mang tính phổ biến, mang tính lây lan nhanh, có quan hệ chặt chẽ với tội phạm.
Câu 84: Một trong những nội dung tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự?
A. Thông qua các hình thức sinh hoạt, hội họp của các tổ chức chính trị- xã hội. Thông qua hệ thống giáo dục các cấp ở địa phương để tuyên truyền giáo dục quần chúng.
B. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật, panô, áp phích khẩu hiệu, biểu ngữ… để tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
C. Hướng dẫn quần chúng bảo vệ, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện các quy định về công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.
D. Tuyên truyền giáo dục nhân dân về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định và phong tục tập quán của địa phương, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với việc bảo vệ an ninh trật tự.
Câu 85: Thành phần phạm tội tập trung vào những đối tượng nào?
A. Có cả lưu manh cũng như nông dân, cán bộ, đảng viên, trí thức, sinh viên.
B. Thanh niên, thiếu niên, nông dân, công nhân, côn đồ.
C. Học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên.
D. Lưu manh, côn đồ, nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên.
Câu 86: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về chính trị của chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì ?
A. Đòi thực hịên “ tự do hoá mọi mặt đời sống xã hội” .
B. Đòi thực hịên “chia rẽ quân đội với công an và nhân dân”.
C. Đòi thực hịên “ tự do hoá nền kinh tế thị trường tự bản chủ nghĩa” .
D. Đòi thực hịên “xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chío Minh”.
Câu 87: Ai là người tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm?
A. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. B. Các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội .
C. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. D. Công an, viện kiểm sát, toà án.
Câu 88: Danh mục phương tiện kỹ thuật của lực lượng dự bị động viên do ai quy định?
A. Bộ Quốc phòng. B. Chính phủ.
C. Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố). D. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố).
Câu 89: Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của tổ chức nào?
A. Là sự nghiệp của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
B. Là sự nghiệp của toàn dân, các cấp các ngành.
C. Là sự nghiệp của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân.
Câu 90: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một trong những ý nào sau đây?
A. Là hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của nhân dân lao động để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm.
B. Là hoạt động tự giác, không có tổ chức của nhân dân lao động để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm.
C. Là hoạt động tự phát, có tổ chức của nhân dân lao động để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm.
D. Là hoạt động tự phát, không có tổ chức của nhân dân lao động để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm.
Câu 91: Có mấy quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền , lãnh thổ biên giới quốc gia ?
A. Có 5 quan điểm. B. Có 3 quan điểm. C. Có 4 quan điểm. D. Có 2 quan điểm.
Câu 92: Các hình thức của bạo loạn lật đổ là gì?
A. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang kết hợp với bạo loạn lật đổ.
B. Bạo loạn chính trị, bạo loạn quân sự kết hợp với bạo loạn lật đổ.
C. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
D. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn phi vũ trang.
Câu 93: Công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới, có bao nhiêu thuận lợi cơ bản?
A. 6 thuận lợi. B. 3 thuận lợi. C. 5 thuận lợi. D. 4 thuận lợi.
Câu 94: Lực lượng dân quân tự vệ là một trong những công cụ chủ yếu ở từng địa phương bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở phạm vi nào?
A. Ở trong và ngoài quân đội. B. Ở cấp cơ sở.
C. Trên toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. D. Từ Trung ương đến cơ sở.
Câu 95: Đảng và Nhà nước đã đề ra quan diểm chỉ đạo giải quyết các tranh chấp biên giới như thế nào?
A. Giải quyết các tranh chấp biên giới thông qua đối thoại, tôn trọng lợi ích của nhau.
B. Giải quyết các tranh chấp biên giới thông qua đối thoại đàm phán tôn trọng lợi ích của nhau, đảm bảo có tình có lý.
C. Giải quyết các tranh chấp biên giới bằng con đường hòa bình đối thoại, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các bên.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Câu 96: Cùng với việc xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, chúng ta phải làm gì?
A. Nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ.
B. Tích cực huấn luyện quân sự, đảm bảo cho lực lượng dự bị động viên luôn sẵn sàng chiến đấu.
C. Tích cực huấn luyện nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng với mọi nhiệm vụ được giao.
D. Nâng cao trình độ về kỹ, chiến thuật cho cán bộ, chiến sĩ.
Câu 97: Dự báo tình hình quốc tế trong thời gian tới có liên quan đến an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gồm mấy vấn đề?
A. 3 vấn đề B. 4 vấn đề C. 5 vấn đề D. 6 vấn đề
Câu 98: Trong các tổ chức quần chúng ở địa bàn cơ sở, tổ chức nào có chức năng quản lý, điều hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự?
A. Hội đồng an ninh trật tự. B. Ban an ninh trật tự.
C. Tổ an ninh công nhân. D. Tổ an ninh nhân dân.
Câu 99: Một trong những mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược "diễn biến hoà bình", đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. B. Chia rẽ LLVT với quần chúng nhân dân.
C. Tạo cớ can thiệp xâm lược Việt Nam. D. Gây rối loạn thành phần kinh tế nhà nước.
Câu 100: Nhiệm vụ của viện kiểm sát trong phòng chống tội phạm?
A. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
B. Thông qua các hoạt động điều tra các vụ án đảm bảo công minh đúng pháp luật.
C. Kiểm tra việc tuân thủ theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
D. Trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Câu 101: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về kinh tế của chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Sẵn sàng can thiệp bằng quân sự để phá hoại thành quả của nền kinh tế XHCN.
B. Đòi thực hịên “ tự do hoá nền kinh tế thị trường tự do”.
C. Đòi thực hịên “chia rẽ quân đội với Đảng và nhân dân”.
D. Từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước.
Câu 102: Trong tình hình hiện nay, cần nhận thức mới và thống nhất về vấn đề đối tác theo nguyên tắc nào?
A. Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam.
B. Những ai quan tâm đến sự phát triển và hội nhập quốc tế để cùng nhau có lợi về quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam.
C. Những ai muốn hợp tác và làm ăn với Việt Nam để hai bên đều có lợi và cùng nhau tiến bộ, phát triển.
D. Những ai yêu chuộng hoà bình, sự tiến bộ và phát triển để thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam.
Câu 103: Một trong những vị trí của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
A. Có vị trí chiến lược, là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân; là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Có vị trí chiến lược, là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân để trấn áp tội phạm.
C. Giữ vị trí chiến lược, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
D. Có vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những biện pháp cơ bản của lực lượng công an nhân dân; là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Câu 104: Một trong những bước của phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
A. Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
B. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
C. Xây dựng và mở rộng liên kết, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa phương.
D. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
Câu 105: Việt Nam có mấy mặt trông ra biển?
A. Có 2 mặt trông ra biển. B. Có 3 mặt trông ra biển.
C. Có 4 mặt trông ra biển. D. Có 5 mặt trông ra biển.
Câu 106: Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nội dung có vị trí như thế nào?
A. Là một nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
B. Là một nội dung quan trọng bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc.
C. Là một nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
D. Là một nội dung góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
Câu 107: Một trong các loại hình tổ chức, biên chế lực lượng dự bị động viên là gì?
A. Theo nhu cầu bổ sung của lực lượng thường trực.
B. Đơn vị sẵn sàng chiến đấu.
C. Đơn vị không có khung thường trực.
D. Theo chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ, chiến sĩ dự bị.
Câu 108: Thế nào là khu vực biên giới quốc gia trên đất liền?
A. Được giới hạn bởi chiều rộng 10km tính từ đường biên giới quốc gia trở vào.
B. Gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền.
C. Được giới hạn bởi chiều sâu từ 100m đến 1000m tính từ đường biên giới trở vào.
D. Gồm xã, phường, thị trấn tiếp giáp hết toàn bộ địa giới hành chính với biên giới quốc gia trên đất liền.
Câu 109: Để xây dựng lực lượng dự bị động viên có chất lượng cao cần tập trung vào khâu nào?
A. Huấn luyện chính trị, tư tưởng và tổ chức.
B. Quản lý, giáo dục, tạo nguồn.
C. Huấn luyện quân sự, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu.
D. Chính trị, tư tưởng, tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.
Câu 110: Một trong những nội dung kẻ thù thực hiện thủ đoạn chống phá ta về lĩnh vực đối ngoại là gì?
A. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới.
B. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
C. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác quan trọng của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
D. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác hàng đầu của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
Câu 111: Vai trò của lực lượng dân quân tự vệ trong thời bình là gì?
A. Là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế, phát triển địa phương và cả nước.
B. Là lực lượng lao động chủ yếu xây dựng phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
C. Là lực lượng chống lại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
D. Là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 112: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo theo chính sách của Đảng, Nhà nước là gì?
A. Tuyên truyền vận động quần chúng góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Vận động quần chúng chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
C. Vận động quần chúng đoàn kết góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Vận động quần chúng sống “Tốt đời, đẹp đạo” góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 113: Để góp phần tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, sinh viên cần phải thực hiện tốt mấy nhiệm vụ?
A. 5 nhiệm vụ. B. 3 nhiệm vụ. C. 6 nhiệm vụ. D. 4 nhiệm vụ.
Câu 114: Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi nào?
A. Đánh bạc, chứa đánh bạc, gá bạc. B. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc.
C. Đánh bạc, hành nghề đánh bạc, xóc đĩa. D. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, xóc đĩa.
Câu 115: Trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Đảng và Nhà nước ta đề ra mấy quan điểm ?
A. 3 Quan điểm B. 6 Quan điểm C. 5 Quan điểm D. 4 Quan điểm
Câu 116: Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là gì?
A. Là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, loại bỏ, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
B. Là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
C. Là chỉnh đốn, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
D. Là thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Câu 117: Một trong những trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là gì?
A. Tham gia xây dựng và bảo vệ lâu dài tại các khu kinh tế quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia.
B. Tuyệt đối trung thành với với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự.
C. Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
D. Quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng.
Câu 118: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về tư tưởng-văn hoá của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?
A. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập
B. Nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Từng bước chuyển hoá nguồn vốn đầu tư theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Từng bước can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ nhà nước XHCN.
Câu 119: Một trong những phương châm tiến hành chống chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Chủ động, mưu trí, khôn khéo xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra.
B. Chủ động, kiên quyết, dũng cảm xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra.
C. Chủ động, bất ngờ, khôn khéo xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra.
D. Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra.
Câu 120: Biện pháp chung của phòng ngừa tội phạm là gì?
A. Là tổng hợp tất cả các biện pháp về khoa học, kinh tế, văn hoá, pháp luật và giáo dục.
B. Là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật và giáo dục.
C. Là tổng hợp tất cả các biện pháp về vật chất, tinh thần, văn hoá, pháp luật và giáo dục.
D. Là tổng hợp tất cả các biện pháp về tuyên truyền, văn hoá, pháp luật và giáo dục.
Câu 121: Phương châm huấn luyện lực lượng dự bị động viên là gì ?
A. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
B. Số lượng đủ, chất lượng cao, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
C. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.
D. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả và có chiều sâu.
Câu 122: Tôn giáo có những tính chất nào?
A. Tính giáo dục, tính quần chúng, tính chính trị. B. Tính thời đại, tính quần chúng, tính tư tưởng.
C. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị. D. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính tư tưởng.
Câu 123: Một trong những mục đích chủ yếu của bạo loạn lật đổ là gì?
A. Gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
B. Hậu thuẫn cho chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động quốc tế..
C. Gây hoang mang về tư tưởng trong quần chúng nhân dân.
D. Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lật đổ chính quyền.
Câu 124: Nội dung nào là quan trọng nhất để lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên?
A. Đăng ký, quản lý. B. Tổ chức biên chế.
C. Giáo dục chính trị, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra. D. Tạo nguồn.
Câu 125: Một trong những nội dung theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc là gì?
A. Còn tồn tại lâu dài. B. Còn tồn tại trong thời gian nhất định.
C. Còn tồn tại thường xuyên. D. Còn tồn tại trong một giai đoạn lịch sử.
Câu 126: Bạo loạn lật đổ là gì?
A. Là hành động hoạt động phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động.
B. Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai đối lập trong nước tiến hành.
C. Là hành động hoạt động bằng bạo lực chính trị của bọn phản động.
D. Hoạt động phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động đa quốc gia.
Câu 127: Nhiệm vụ của bộ Tư pháp trong việc phòng chống tội phạm?
A. Thông qua điều tra để hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
B. Trực tiếp hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
C. Trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
D. Thông qua điều tra, xây dựng pháp luật, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Câu 128: Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được quy định trong hiến pháp và mấy bộ luật?
A. Trong hiến pháp và 2 bộ luật B. Trong hiến pháp và 3 bộ luật
C. Trong hiến pháp và 4 bộ luật D. Trong hiến pháp và 5 bộ luật
Câu 129: Trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có mấy nội dung cơ bản?
A. 6 nội dung. B. 5 nội dung. C. 4 nội dung. D. 3 nội dung.
Câu 130: Trong xây dựng lực lượng dự bị động viên phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để làm gì?
A. Để thể hiện sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với việc xây dựng lực lượng dự bị động viên.
B. Để xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh.
C. Để lãnh đạo lực lượng dự bị động viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
D. Để xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Câu 131: Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải làm gì?
A. Phải xác định chính xác những căn cứ, điều kiện của tội phạm để xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp.
B. Phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp.
C. Phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để hoạch định chiến lược phòng ngừa phù hợp.
D. Phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để xây dựng kế hoạch phòng ngừa phù hợp.
Câu 132: Điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở là gì?
A. Điển hình tiên tiến là những cá nhân có thành tích xuất sắc, xứng đáng để những cá nhân khác học tập.
B. Điển hình tiên tiến là những đơn vị có thành tích xuất sắc, xứng đáng để những đơn vị khác học tập.
C. Điển hình tiên tiến là những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, xứng đáng để những đơn vị khác học tập.
D. Điển hình tiên tiến là những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, xứng đáng để những cá nhân, đơn vị khác học tập.
Câu 133: Một trong những quan điểm chỉ đạo phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là gì ?
A. Là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay.
B. Là quan trọng hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng– an ninh hiện nay.
C. Là gian khổ hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay.
D. Là chủ yếu hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay.
Câu 134: Trong tình hình hiện nay, một trong những nguyên tắc cần nhận thức và thống nhất về vấn đề đối tượng đấu tranh là gì ?
A. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang chờ thời cơ chống phá ta.
B. Các tổ chức và cá nhân người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn và hoạt động ở nước ngoài
C. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Những người là ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái của chế độ cũ Sài Gòn trong chiến tranh tại Việt Nam.
Câu 135: Một trong những quan điểm chỉ đạo phòng chống chiến lược, “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là gì?.
A. Là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh quân sự gay go, quýêt liệt, lâu dài trên mọi lĩnh vực.
B. Là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quýêt liệt, lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực.
C. Là cuộc đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị gay go, quýêt liệt, lâu dài trên mọi lĩnh vực.
D. Là cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc gay go, quýêt lêtt, lâu dài trên mọi lĩnh vực.
Câu 136: Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm là gì?
A. Nhà nước quản lý; kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công; tuân thủ pháp luật; phối hợp và cụ thể, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ.
B. Nhà nước quản lý; kết hợp pháp luật để phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công; tuân thủ pháp luật; phối hợp cụ thể, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ.
C. Nhà nước quản lý; kết hợp giữa các ban ngành phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công; tuân thủ pháp luật; phối hợp cụ thể, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ.
D. Nhà nước quản lý; kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công; tuân thủ pháp luật; phối hợp cụ thể, dân chủ, sáng tạo, lập công và tiến bộ.
Câu 137: Một trong những phương châm tiến hành chống chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành chiến tranh.
B. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành bạo loạn vũ trang.
C. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành bạo loạn chính trị.
D. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành bạo loạn.
Câu 138: Một trong những quan điểm nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là gì?
A. Đảm bảo số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
B. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
C. Đảm bảo số lượng lớn, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
D. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh, luôn sẵn sàng chiến đấu.
Câu 139: Khi rút kinh nghiệm điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở, thành phần nào chủ trì?
A. Hội đồng an ninh trật tự. B. Ban an ninh trật tự . C. Lực lượng Công an. D. Tổ an ninh nhân dân.
Câu 140: Lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng bao nhiêu hải lý tính từ đường cơ sở?
A. Có chiều rộng 10 hải lý tính từ đường cơ sở. B. Có chiều rộng 16 hải lý tính từ đường cơ sở.
C. Có chiều rộng 14 hải lý tính từ đường cơ sở. D. Có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Câu 141: Giáo dục chính trị cho lực lượng dự bị động viên phải được tổ chức như thế nào?
A. Thường xuyên liên tục cho tất cả các đối tượng. B. Phải được thực hiện theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
C. Phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu. D. Thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm.
Câu 142: Công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới, có bao nhiêu thuận lợi cơ bản?
A. 3 thuận lợi. B. 5 thuận lợi. C. 4 thuận lợi. D. 6 thuận lợi.
Câu 143: Bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm các biện pháp nào ?
A. Tăng cường xử phạt các vi phạm, chọn lọc trong hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Cổ động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, răn đe để hạn chế vi phạm.
C. Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
D. Ban hành đầy đủ các luật, các quy định của Nhà nước để nhân dân thực hiện.
Câu 144: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia đòi hỏi trách nhiệm sinh viên phải thực hiện mấy nội dung?
A. 2 nội dung. B. 3 nội dung. C. 4 nội dung. D. 5 nội dung.
Câu 145: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào?
A. Đúng đắn, toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.
B. Toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.
C. Khoa học và cách mạng.
D. Phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.
Câu 146: Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của tổ chức nào?
A. Ban tôn giáo và Chính phủ. B. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
C. Nhà nước và các địa phương. D. Toàn bộ hệ thống chính trị, do Đảng lãnh đạo.
Câu 147: Huấn luyện diễn tập, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của lực lượng dự bị động viên nhằm mục đích gì?
A. Nắm được việc thực hiện giáo dục, huấn luyện lực lượng dự bị động viên để có chủ trương, biện pháp đúng với từng đơn vị.
B. Nắm được chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của từng đơn vị, để có chủ trương, biện pháp uốn nắn kịp thời.
C. Nắm được chất lượng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dự bị động viên để có biện pháp bổ sung kịp thời đối với từng đơn vị.
D. Nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động viên để có chủ trương, biện pháp sát đúng.
Câu 148: Hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là gì?
A. Là uống, hít, tiêm chích thuốc phiện, heroine. B. Là hút, hít, tiêm chích thuốc heroine, uống rượu.
C. Là hút, hít, tiêm chích thuốc phiện, heroine. D. Là mua, bán, tiêm chích thuốc phiện, heroine.
Câu 149: Nêu các loại tệ nạn xã hội phổ biến ở nước ta?
A. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mê tín dị đoan.
B. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn buôn bán người, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mê tín dị đoan.
C. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, tệ nạn xóc đĩa, tệ nạn mê tín dị đoan.
D. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn thông dâm, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mê tín dị đoan.
Câu 150: Bảo vệ an ninh quốc gia có bao nhiêu nguyên tắc?
A. 6 nguyên tắc. B. 4 nguyên tắc. C. 5 nguyên tắc. D. 3 nguyên tắc.
Câu 151: Một trong những nội dung chống phá ta về tư tưởng-văn hoá trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?
A. Lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và làm băng hoại đạo đức.
B. Tuyên truyền và xâm nhập đời sống văn hoá phương Tây.
C. Đề cao giá trị vật chất, tôn thờ đồng tiền, sống ích kỷ.
D. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 152: Một trong những quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và kinh tế trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
B. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và xã hội trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
C. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và đối ngoại trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
D. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
Câu 153: Một trong những nội dung kẻ thù thực hiện thủ đoạn chống phá ta về tôn giáo, dân tộc trong chiến lược "diễn biến hoà bình" là gì?
A. Chúng lợi dụng những điểm yếu ở vùng đồng bào dân tộc ít người kích động đòi li khai, tự quyết dân tộc.
B. Chúng lợi dụng những đặc điểm ở vùng đồng bào dân tộc ít người để kích động đòi li khai, tự quyết dân tộc.
C. Chúng lợi dụng những nhận thức còn thấp kém của đồng bào dân tộc ít người kích động đòi li khai, tự quyết dân tộc.
D. Chúng lợi dụng những khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc ít người kích động đòi li khai, tự quyết dân tộc.
Câu 154: Lực lượng Dân quân tự vệ có mấy nhiệm vụ ?
A. 7 nhiệm vụ. B. 6 nhiệm vụ. C. 5 nhiệm vụ. D. 4 nhiệm vụ.
Câu 155: Phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là gì?
A. Số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
B. Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính.
C. Vững mạnh, rộng khắp, ngày càng hiện đại.
D. Vững mạnh, rộng khắp, có trọng tâm, trọng điểm.
Câu 156: Một trong những nội dung chống phá ta về tư tưởng – văn hoá trong chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Tuyên truyền lối sống thực dụng, phi chính trị, phi giai cấp của thanh niên, đặc biệt là thế hệ trẻ.
B. Chống phá và vô hiệu hoá các tổ chức đảng và các tổ chức chính trị xã hội.
C. Làm phai mờ truyền thống văn hoá, truyền thống về chính trị trong mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ.
D. Trọng tâm là xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt nam .
Câu 157: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?.
A. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị. B. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về quân sự.
C. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về ngoại giao. D. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về đầu tư.
Câu 158: Một trong những trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là gì?
A. Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
B. Chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
C. Trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, tham gia học tập các nội dung về quốc phòng - an ninh.
D. Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp pháp luật của nhà nước, trước hết là luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự luật biên giới quốc gia.
Câu 159: Thềm lục địa Việt Nam được giới hạn rộng bao nhiêu hải lý và được tính từ đâu?
A. 210 hải lý tính từ vùng nội thủy. B. 220 hải lý tính từ biên giới quốc gia trên biển.
C. Không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. D. 250 hải lý tính từ lãnh hải.
Câu 160: Những tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường làm phát sinh tội phạm là gì?
A. Vì hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc, làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống. Đẩy nhanh tốc độ phân tầng các dân tộc, tạo sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
B. Vì hình thành lối sống tự do, trụy lạc, làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống. Đẩy nhanh tốc độ phân tầng xã hội, tạo sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
C. Vì hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc, làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
D. Vì hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc, làm xuống cấp một mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống. Đẩy nhanh tốc độ phân tầng xã hội, tạo sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
Câu 161: Ngay trong thời bình công tác động viên công nghiệp quốc phòng phải được sự quan tâm một cách đầy đủ của tổ chức nào?
A. Của Đảng và Nhà nước. B. Của quân đội và các doanh nghiệp công nghiệp.
C. Của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. D. Của toàn xã hội.
Câu 162: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
A. Nhằm xây dựng phát triển về mọi mặt của đất nước.
B. Nhằm xây dựng khối thống nhất, ổn định của đất nước.
C. Nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
D. Nhằm xây dựng môi trường chính trị ổn định để xây dựng đất nước.
Câu 163: Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ trên mấy nội dung?
A. Trên 2 nội dung. B. Trên 5 nội dung. C. Trên 4 nội dung. D. Trên 3 nội dung.
Câu 164: Một trong những nội dung chống phá ta về lĩnh vực tôn giáo trong chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Triệt để khai thác hoàn cảnh của đồng bào dân tộc để kích động.
B. Triệt để tận dụng những hiện tượng non kém về nhận thức của một số người.
C. Triệt để khai thác những tồn tại do lịch sử để lại.
D. Triệt để tận dụng những yếu kém về nhận thức của đồng bào dân tộc.
Câu 165: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia có vị trí quan trọng như thế nào?
A. Là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. B. Là cơ bản, thiêng liêng bất khả xâm phạm.
C. Là cơ bản quan trọng, bất khả xâm phạm. D. Là ổn định, thiêng liêng cao quý nhất.
Câu 166: Bạo loạn lật đổ được hiểu như thế nào ?
A. Là dùng các thủ đoạn của hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế của các thế lực thù địch để xoá bỏ chế độ XHCN và các quốc gia tiến bộ, trong đó Việt Nam là một trọng điểm.
B. Là hoạt động chống phá bằng bạo lực, có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành, gây rối loạn ANCT, TTATXH hoặc lật đổ chính quyền.
C. Là dùng các hoạt động phi quân sự để lật đổ chế độ chính trị của một quốc gia , thiết lập chính quyền phản động theo sự điều hành của CNĐQ.
D. Là dùng lực lượng phi vũ trang và bán vũ trang của trong nước kết hợp với lực lượng vũ trang ngoài nước nhằm lật đổ chế độ chính trị của các quốc gia tiến bộ.
Câu 167: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia đòi hỏi trách nhiệm công dân phải thực hiện mấy nội dung?
A. 4 nội dung. B. 3 nội dung. C. 5 nội dung. D. 2 nội dung.
Câu 168: Một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
A. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
B. Hướng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, văn hoá phẩm độc hại.
C. Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
D. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Câu 169: Một trong những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch chúng thường sử dụng chiêu bài gì?
A. “Tự do” “dân chủ” “nhân đạo”. B. “Tự do” “dân chủ” “bình đẳng”.
C. “Nhân quyền” “dân chủ” “tự do”. D. “Nhân quyền” “dân chủ” “bác ái”.
Câu 170: Một trong những đặc điểm của tệ nạn xã hội là gì?
A. Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm ma tuý, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
B. Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm xuyên quốc gia, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
C. Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
D. Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và không có liên quan lẫn nhau.
Câu 171: Những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của Nhà nước, các cấp, các ngành để dẫn đến nguyên nhân phạm tội là gì?
A. Trong quản lí du lịch, quản lí văn hoá và quản lí nghề nghiệp công tác.
B. Trong quản lí đối ngoại, quản lí văn hoá và quản lí nghề nghiệp công tác.
C. Trong quản lí con người, quản lí du lịch, nhà hàng và quản lí nghề nghiệp công tác.
D. Trong quản lí con người, quản lí văn hoá và quản lí nghề nghiệp kinh doanh...
Câu 172: Một trong các loại hình tổ chức, biên chế lực lượng vị dự bị động viên là gì?
A. Đơn vị sẵn sàng chiến đấu. B. Theo nhu cầu bổ sung của lực lượng thường trực.
C. Đơn vị không có khung thường trực. D. Theo chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ, chiến sĩ dự bị.
Câu 173: Một trong những nội dung kẻ thù thực hiện thủ đoạn chống phá ta về lĩnh vực đối ngoại là gì?
A. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
B. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới.
C. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác hàng đầu của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
D. Hạn chế sự quan hệ mở rộng hợp tác quan trọng của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
Câu 174: Một trong những quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với qúa trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
B. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
C. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế.
D. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 175: Trong phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có bao nhiêu bước tiến hành?
A. 6 bước tiến hành. B. 3 bước tiến hành. C. 4 bước tiến hành. D. 5 bước tiến hành.
Câu 176: Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lê Nin gồm những nội dung gì?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, đoàn kết, liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.
C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.
D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền lựa chọn, liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.
Câu 177: Quan điểm thứ nhất của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội gồm mấy nội dung cơ bản ?
A. 2 nội dung B. 3 nội dung C. 4 nội dung D. 5 nội dung
Câu 178: Một trong những phương châm tiến hành chống chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành bạo loạn chính trị.
B. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành chiến tranh.
C. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành bạo loạn.
D. Giải quyết nhanh các vụ gây rối không để phát triển thành bạo loạn vũ trang.
Câu 179: Một trong những âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch là gì?
A. Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
B. Kích động quần chúng nhân dân chống lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
C. Kích động lực lượng vũ trang chống lại chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
D. Kích động các dân tộc thiểu số, tôn giáo nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Câu 180: Huấn luyện diễn tập, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của lực lượng dự bị động viên nhằm mục đích gì?
A. Nắm được chất lượng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dự bị động viên để có biện pháp bổ sung kịp thời đối với từng đơn vị.
B. Nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động viên để có chủ trương, biện pháp đúng.
C. Nắm được việc thực hiện giáo dục, huấn luyện lực lượng dự bị động viên để có chủ trương, biện pháp đúng với từng đơn vị.
D. Nắm được chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của từng đơn vị, để có chủ trương, biện pháp uốn nắn kịp thời.
Câu 181: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin là gì?
A. Các dân tộc được quyền hành quyết B. Các dân tộc được quyền biểu quyết
C. Các dân tộc được quyền tự quyết D. Các dân tộc được quyền phán quyết
Câu 182: Một trong các quy định về bảo đảm an ninh trật tự mà sinh viên lưu trú trong ký túc xá phải thực hiện là gì ?
A. Tích cực tham gia các phong trào giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn: Phòng ngừa các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; Phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lôi kéo sinh viên vào các hoạt động chống đối Nhà nước.
B. Chấp hành tốt các quy định của địa phương nơi cư trú (trật tự, vệ sinh, môi trường...).
C. Không tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất độc, chất cháy, hóa chất độc hoặc hàng cấm khác trong ký túc xá.
D. Phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện gây rối trật tự công cộng và báo cho người có trách nhiệm; tham gia phát hiện, truy bắt các đối tượng vi phạm pháp luật đang trốn tránh.
Câu 183: Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, công an là lực lượng nòng cốt thuộc quan điểm thứ mấy?
A. Quan điểm 1. B. Quan điểm 2. C. Quan điểm 3. D. Quan điểm 4.
Câu 184: Tệ nạn cờ bạc là gì?
A. Là một TNXH bao gồm các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
B. Là một TNXH bao gồm các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí, hội hè để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
C. Là một TNXH bao gồm các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để chơi hụi sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
D. Là một TNXH bao gồm các hành vi lợi dụng các hình sổ xố, số đề để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
Câu 185: Công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới, có bao nhiêu khó khăn chính?
A. 5 khó khăn. B. 3 khó khăn. C. 2 khó khăn. D. 4 khó khăn.
Câu 186: Để góp phần làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Cần bao nhiêu giải pháp phòng chống?
A. 5 giải pháp. B. 4 giải pháp. C. 6 giải pháp. D. 7 giải pháp.
Câu 187: Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm những vấn đề gì ?
A. Chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi công cộng; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường.
B. Cần điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật, giáo dục, cải tạo người phạm tội để trở thành người lương thiện.
C. Dùng các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, gây mất trật tự công cộng.
D. Dùng các biện pháp để xử phạt những người vi phạm pháp luật, các quy định về trật tự, an toàn xã hội, nhằm hạn chế và chấm dứt vi phạm.
Câu 188: Nêu các loại tệ nạn xã hội phổ biến ở nước ta?
A. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn buôn bán người, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mê tín dị đoan.
B. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mê tín dị đoan.
C. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, tệ nạn xóc đĩa, tệ nạn mê tín dị đoan.
D. Tệ nạn nghiện ma tuý, tệ nạn thông dâm, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mê tín dị đoan.
Câu 189: Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi nào?
A. Bán dâm, thông dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm và các hình thức khác liên quan đến tệ nạn mại dâm.
B. Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, hoạt động tình dục và các hình thức liên quan đến tệ nạn mại dâm.
C. Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm và các hình thức khác liên quan đến tệ nạn mại dâm.
D. Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, quấy dối tình dục và các hình thức khác liên quan đến tệ nạn mại dâm.
Câu 190: Tổ chức quần chúng nòng cốt nào làm nhiệm vụ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở?
A. Hội đồng an ninh trật tự. B. Ban an ninh trật tự. C. Tổ an ninh nhân dân. D. Cả ba tổ chức trên.
Câu 191: Bảo vệ an ninh quốc gia có bao nhiêu cơ quan chuyên trách?
A. 3 cơ quan. B. 4 cơ quan. C. 2 cơ quan. D. 1 cơ quan.
Câu 192: Phương châm huấn luyện lực lượng dự bị động viên là gì ?
A. Số lượng đủ, chất lượng cao, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
B. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.
C. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
D. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả và có chiều sâu.
Câu 193: Động viên công nghiệp có áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ?
A. Có.
B. Không.
C. Khi giám đốc doanh nghiệp đề nghị với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).
D. Chỉ áp dụng khi doanh nghiệp đó có tổ chức Đảng.
Câu 194: Một trong những đặc điểm của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
A. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hình thức cơ bản để tập hợp, thu hút đông đảo quần chúng, phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
B. Giữ vững khối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.
C. Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo các loại tội phạm để thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
D. Đối tượng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đa dạng, liên quan đến mọi người, mọi tầng lớp của xã hội.
Câu 195: Một trong các trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
A. Tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh quốc gia của địa phương nơi cư trú.
B. Tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh trật tự của Nhà nước và của địa phương nơi cư trú.
C. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh trật tự của nhà nước và của địa phương nơi cư trú.
D. Tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú.
Câu 196: Để xác định đúng các đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cần dựa vào mấy căn cứ?
A. 2 căn cứ. B. 3 căn cứ. C. 4 căn cứ. D. 5 căn cứ.
Câu 197: Dân tộc được hình thành trên cơ sở nào?
A. Lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.
B. Lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống và tên gọi dân tộc.
C. Lãnh thổ quốc gia, ngôn ngữ, truyền thống văn hoá đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.
D. Lãnh thổ quốc gia, kinh tế, chính trị, văn hoá đặc điểm tâm lý và tên gọi dân tộc.
Câu 198: Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định như thế nào?
A. Được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng của biên giới quốc gia trên đất liền xuống lòng đất.
B. Được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng của biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển xuống lòng đất.
C. Được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng của biên giới quốc gia trên không xuống lòng đất.
D. Được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng của biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Câu 199: Có mấy thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta?
A. Có 7 thủ đoạn. B. Có 5 thủ đoạn. C. Có 6 thủ đoạn. D. Có 4 thủ đoạn.
Câu 200: Các thành viên cùng chung những đặc điểm nào tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc?
A. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá ngôn ngữ, văn hoá tâm lý.
B. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần.
C. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt kinh tế, chính trị.
D. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá truyền thống, văn hoá ý thức.
Câu 201: Trong nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ cơ động khi cần thiết có được cơ động chiến đấu trên địa bàn địa phương khác không?
A. Khi cần thiết có thể cơ động. B. Khi địa phương khác cần thì cơ động.
C. Có được cơ động. D. Không được cơ động.
Câu 202: Để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc đòi hỏi sử dụng những lực lượng và biện pháp nào của Nhà nước?
A. Sử dụng lực lượng của hệ thống chính trị và mọi quyền lực của Nhà nước.
B. Sử dụng lực lượng toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
C. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp của Nhà nước.
D. Sử dụng lực lượng tổng hợp và biện pháp tổng hợp của Nhà nước.
Câu 203: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về kinh tế của chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. Từng bước can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ nhà nước XHCN.
C. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép đòi thực hiện đa Đảng đối lập.
D. Từng bước chuyển hoá nguồn vốn đầu tư theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 204: Quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng do cấp nào quy định?
A. Nhà nước. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Quân đội.
Câu 205: Vì sao số đối tượng phạm tội trở lại còn nhiều?
A. Công tác theo dõi, giáo dục chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng đã phạm tội.
B. Công tác hoà giải, thuyết phục chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng đã phạm tội.
C. Công tác huấn luyện, cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng đã phạm tội.
D. Công tác giáo dục, cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng đã phạm tội.
Câu 206: Một trong những giải pháp nhằm từng bước xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm?
A. Các giải pháp phát triển kinh tế và các giải pháp xây dựng hệ thống pháp luật chung trên cả nước.
B. Các giải pháp phát triển kinh tế vùng có trọng điểm và các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.
C. Các giải pháp phát triển kinh tế trên cả nước và các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Các giải pháp phát triển kinh tế và các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Câu 207: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Xây dựng để mỗi người dân là một pháo đài bất khả xâm phạm trước mọi âm mưu “Diễn biến hoà bình”đổ của địch.
B. Xây dựng con người mới XHCN trong giai đoạn hiện nay.
C. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
D. Xây dựng tư tưởng phòng chống các tệ nạn xã hội,góp phần làm trong sạch xã hội.
Câu 208: Xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ làm cho quan hệ dân tộc như thế nào?
A. Làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường.
B. Làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến gắn bó mật thiết.
C. Làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến căng thẳng phức tạp.
D. Làm cho quan hệ cộng đồng, dân tộc diễn biến căng thẳng phức tạp.
Câu 209: Một trong những nội dung chống phá ta về lĩnh vực tôn giáo trong chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì?
A. Triệt để khai thác hoàn cảnh của đồng bào dân tộc để kích động.
B. Triệt để tận dụng những hiện tượng non kém về nhận thức của một số người.
C. Triệt để khai thác những tồn tại do lịch sử để lại.
D. Triệt để tận dụng những yếu kém về nhận thức của đồng bào dân tộc.
Câu 210: Lực lượng dân quân tự vệ đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của cấp nào?
A. Cơ quan quân sự địa phương.
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Cấp xã, phường và các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội.
D. Của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 211: Một trong những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là gì ?
A. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
B. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn Đảng cộng sản Việt Nam.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 212: Phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là gì?
A. Kiên định con đường đi lên CNXH, mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
B. Phát huy tiềm năng của các địa phương để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đảm bảo ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
C. Kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm thất bại âm mưu thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”.
D. Kiên quyết chống lại các biểu hiện mất cảnh giác, chủ quan trong việc chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”ở các đơn vị cơ sở. Bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
Câu 213: Nhà nước đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp, người lao động trong trường hợp nào?
A. Chuẩn bị động viên công nghiệp quốc phòng.
B. Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng.
C. Chuẩn bị các hoạt động về động viên công nghiệp quốc phòng.
D. Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng.
Câu 214: Luật biên giới quốc gia xác định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới” là trách nhiệm của tổ chức nào?
A. Là sự nghiệp của các cấp, các ngành do nhà nước thống nhất quản lý.
B. Là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nuớc thống nhất quản lý.
C. Là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
D. Là sự nghiệp và trách nhiệm của lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 215: Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng có mấy nội dung?
A. 6 nội dung. B. 3 nội dung. C. 4 nội dung. D. 5 nội dung.
Câu 216: Có mấy thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta?
A. Có 4 thủ đoạn. B. Có 5 thủ đoạn. C. Có 6 thủ đoạn. D. Có 7 thủ đoạn.
Câu 217: Nội dung huấn luyện chiến thuật của lực lượng dự bị động viên từ cấp nào đến cấp nào ?
A. Từng người đến cấp tổ. B. Từng người đến cấp tiểu đội.
C. Từng người đến cấp trung đội. D. Từng người đến cấp đại đội.
Câu 218: Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân nào ?
A. Của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn.
B. Của công an nhân dân, của các lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội được tổ chức phân công.
C. Của thế hệ trẻ và mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó lực lượng học sinh, sinh viên là nòng cốt.
D. Của toàn xã hội, mọi người dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, già, trẻ, gái, trai trong xã hội.
Câu 219: Một trong những nội dung chống phá ta về tư tưởng-văn hoá trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?
A. Đề cao giá trị vật chất, tôn thờ đồng tiền, sống ích kỷ.
B. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Tuyên truyền và xâm nhập đời sống văn hoá phương Tây.
D. Lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và làm băng hoại đạo đức.
Câu 220: Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam gồm mấy nội dung?
A. 5 nội dung. B. 4 nội dung. C. 3 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 221: Một trong những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội là gì?
A. Là lối sống theo mốt, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.
B. Là lối sống gấp của thanh niên, coi thường các chuẩn mực xã hội và pháp luật.
C. Là lối sống trung bình chủ nghĩa coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.
D. Là lối sống thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.
Câu 222: Một trong những nội dung của nguyên tắc động viên công nghiệp quốc phòng là gì ?
A. Trên cơ sở năng lực sản xuất, sửa chữa đã có của các doanh nghiệp công nghiệp.
B. Doanh nghiệp công nghiệp và Nhà nước cùng thực hiện theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
C. Đảng, Nhà nước, quân đội và các doanh nghiệp công nghiệp cùng tiến hành thực hiện.
D. Kế hoạch của cấp trên, các doanh nghiệp công nghiệp lập kế hoạch động viên công nghiệp quốc phòng cho doanh nghiệp mình.
Câu 223: Biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam dài bao nhiêu km?
A. Dài 4550 km. B. Dài 4500 km. C. Dài 4450 km. D. Dài 4350 km.
Câu 224: Ngay trong thời bình công tác động viên công nghiệp quốc phòng phải được sự quan tâm một cách đầy đủ của tổ chức nào?
A. Của quân đội và các doanh nghiệp công nghiệp. B. Của Đảng và Nhà nước.
C. Của toàn xã hội. D. Của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Câu 225: Có mấy biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay?
A. 4 biện pháp. B. 5 biện pháp. C. 6 biện pháp. D. 7 biện pháp.
Câu 226: Sinh viên phải xử lý như thế nào khi phát hiện những tổ chức, người có hành vi tuyên truyền lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động trái quy định của Pháp luật?
A. Kịp thời báo cho bạn bè biết, bảo nhau không thực hiện theo các hành vi tuyên truyền trái Pháp luật.
B. Kịp thời báo cho lãnh đạo của trường, chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật biết
C. Phản đối và cùng bạn bè lên án các hành vi tuyên truyền, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động trái Pháp luật.
D. Tập trung bạn bè đấu tranh lên án các hành vi trái Pháp luật, sau đó báo cho lãnh đạo của nhà trường.
Câu 227: Các thành viên cùng chung những đặc điểm nào tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc?
A. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần.
B. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt kinh tế, chính trị.
C. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá ngôn ngữ, văn hoá tâm lý.
D. Cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá truyền thống, văn hoá ý thức.
Câu 228: Một trong những đặc điểm của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc?
A. Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau.
B. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các ngành, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội ở địa phương để tổ chức vận động toàn dân bảo vệ an ninh trật tự.
C. Giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
D. Là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân; là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Câu 229: Nội dung của kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần thể hiện mấy vấn đề cơ bản?
A. 4 vấn đề. B. 5 vấn đề. C. 3 vấn đề. D. 6 vấn đề.
Câu 230: Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy ước nào?
A. Theo quy ước và thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan.
B. Theo Hiến pháp và thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan.
C. Theo quy định chung của công ước quốc tế.
D. Theo các điều khoản quy định trong Hiến chương Liên hiệp quốc.
Câu 231: Bảo vệ an ninh quốc gia gồm mấy nội dung?
A. 5 nội dung. B. 8 nội dung. C. 7 nội dung. D. 6 nội dung.
Câu 232: Một trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là gì?
A. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm sự ổn định vững chắc của Tổ quốc.
B. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
C. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
D. Chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Câu 233: Việc sắp xếp quân nhân dự bị theo nguyên tắc nào?
A. Hạng 1 trước, hạng 2 sau. B. Hạng 2 trước, hạng 1 sau.
C. Hạng 1 trước, nếu thiếu thì xếp hạng 2. D. Hạng 2 trước, nếu thiếu thì xếp hạng 1.
Câu 234: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta khẳng định việc xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề có tầm quan trọng như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
A. Là vấn đề quan trọng của các cấp, các ngành trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Là nhiệm vụ của các địa phương có chung đường biên giới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
D. Là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 235: Lực lượng dân quân tự vệ đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan, tổ chức nào?
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. B. Cơ quan quân sự địa phương.
C. Đảng cộng sản Việt Nam. D. Bộ Quốc phòng.
Câu 236: Thế nào là biên giới quốc gia trên biển?
A. Là ranh giới phía ngoài của vùng nội thủy. B. Là ranh giới phía ngoài của đường cơ sở.
C. Là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. D. Là ranh giới phía ngoài của thềm lục địa.
Câu 237: Trong các quy định về đảm bảo an ninh trật tự, quy định nào áp dụng đối với sinh viên ở khu dân cư?
A. Thực hiện đầy đủ các quy định khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.
B. Chấp hành tốt các quy định của địa phương nơi cư trú (Trật tự, vệ sinh, môi trường...).
C. Tích cực tham gia các phong trào giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
D. Cả ba quy định trên.
Câu 238: Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới diễn ra như thế nào?
A. Tốt đẹp ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
B. Phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
C. Tiềm ẩn nhiều vấn đề bức xúc ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
D. Đoàn kết, gắn bó cùng phát triển ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Câu 239: Các doanh nghiệp công nghiệp lập mấy kế hoạch động viên công nghiệp quốc phòng cho doanh nghiệp mình?
A. 6 kế hoạch. B. 7 kế hoạch. C. 5 kế hoạch. D. 8 kế hoạch.
Câu 240: Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm mấy yếu tố cấu thành?
A. 3 yếu tố cấu thành. B. 4 yếu tố cấu thành. C. 2 yếu tố cấu thành. D. 5 yếu tố cấu thành.
Câu 241: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá về dân tộc trong chiến lược “diễn biến hoà bình” là gì ?
A. Lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần tạo dựng mâu thuẫn bất bình đối với chính quyền và các tổ chức xã hội.
B. Lợi dụng đòi quyền " tự do dân chủ" và "quyền tự quyết " của các dân tộc để kích động chủ nghĩa li khai.
C. Lợi dụng những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo ,kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc
D. Kích động bạo loạn mưu đồ thành lập các quốc gia tự trị tách khỏi Việt nam.
Câu 242: Tệ nạn xã hội là gì?
A. TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính lây lan biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm pháp luật và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
B. TNXH là một hiện tượng xã hội phổ biến, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
C. TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi mê tín dị đoan, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
D. TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
Câu 243: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin là gì?
A. Các dân tộc được quyền hành quyết B. Các dân tộc được quyền phán quyết
C. Các dân tộc được quyền tự quyết D. Các dân tộc được quyền biểu quyết
Câu 244: Bản chất của tệ nạn xã hội là gì?
A. Là vi phạm với phong cách sống, vi phạm với đạo đức, bản chất của xã hội chủ nghĩa.
B. Là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Là không thực hiện nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất của xã hội chủ nghĩa.
D. Là xấu xa, trái với pháp luật, với nghị quyết, trái với đạo đức, bản chất của xã hội chủ nghĩa.
Câu 245: Dân quân tự vệ được tổ chức thành mấy lực lượng?
A. 2 lực lượng. B. 4 lực lượng. C. 3 lực lượng. D. 5 lực lượng.
Câu 246: Một trong những nội dung của thủ đoạn chống phá ta về tư tưởng-văn hoá của chiến lược “ diễn biến hoà bình” là gì?
A. Ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân
B. Từng bước chuyển hoá nguồn vốn đầu tư theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Từng bước can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ nhà nước XHCN.
D. Phá vỡ tư tưởng đại đoàn kết toàn dân với các lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 247: Bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu km và được tính từ đâu đến đâu?
A. Dài 3.240 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. B. Dài 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Hà Tiên.
C. Dài 3.240 km, từ Quảng Ninh đến Hà Tiên. D. Dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 248: Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm mấy vùng hợp thành?
A. 5 vùng hợp thành. B. 4 vùng hợp thành. C. 3 vùng hợp thành. D. 2 vùng hợp thành.
Câu 249: Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ của ai ?
A. Của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
B. Của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, từ Trung ương đến cơ sở, trong và ngoài quân đội.
C. Của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
D. Của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị ở nước ta.
Câu 250: Một trong các quy định về bảo đảm an ninh trật tự mà sinh viên tạm trú trong khu dân cư phải thực hiện là gì?
A. Tham gia xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cách mạng, tham gia góp ý kiến xây dựng lực lượng công an, dân quân tự vệ trong sạch vững mạnh.
B. Chấp hành tốt các quy định của địa phương nơi cư trú như vệ sinh mỹ quan, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường.
C. Giữ gìn, bảo vệ tài sản, không sử dụng bừa bãi, làm hư hỏng, mất mát tài sản, trang bị.
D. Công tác phòng ngừa tội phạm, tham gia hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; quản lí, giáo dục các đối tượng cần phải quản lí giáo dục ở địa phương.
CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN 3 (QUÂN SỰ CHUNG)
Câu 1: Tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK bắn máy bay quân dù trong vòng bao nhiêu mét?
A. 600 m B. 400 m C. 500 m D. 300 m
Câu 2: Nguyên tắc băng vết thương?
A. Băng kín vết thương, không bỏ sót vết thương, hạn chế sự mất máu vết thương.
B. Băng kín hoàn toàn vết thương, băng chặt, băng nhanh nhằm giảm đau vết thương.
C. Băng hở 1 phần vết thương, không làm ô nhiễm vết thương.
D. Băng kín vết thương, không bỏ sót vết thương, băng đủ chặt và băng sớm, băng nhanh.
Câu 3: Bản đồ địa hình trong đời sống xã hội có ý nghĩa gì?
A. Giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu địa hình.
B. Có ý nghĩa trong hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội.
C. Có ý nghĩa trong hoạt động chính trị, xã hội, du lịch.
D. Có ý nghĩa trong hoạt động kinh tế và quân sự, chính trị.
Câu 4: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, mỗi vận động viên phải thi đấu theo trình tự nào?
A. Ngày thứ nhất: sáng bắn súng quân dụng, chiều ném lựu đạn, sáng ngày thứ hai chạy vũ trang 3000m (nam), 1500m (nữ).
B. Ngày thứ nhất sáng ném lựu đạn, chiều chạy vũ trang 3000m (nam), 1500m (nữ), sáng ngày thứ hai bắn súng quân dụng.
C. Ngày thứ nhất sáng chạy vũ trang 3000m (nam), 1500m (nữ), chiều bắn súng quân dụng, sáng ngày thứ hai ném lựu đạn.
D. Ngày thứ nhất sáng bắn súng quân dụng, chiều chạy vũ trang 3000m (nam), 1500m (nữ), sáng ngày thứ hai ném lựu đạn.
Câu 5: Dây cháy chậm có tốc độ cháy trung bình là bao nhiêu cm/s?
A. 1cm/s. B. 3cm/s. C. 2cm/s. D. 4cm/s.
Câu 6: Từng người trong chiến đấu tiến công có mấy nhiệm vụ?
A. Có 2 nhiệm vụ. B. Có 3 nhiệm vụ. C. Có 4 nhiệm vụ. D. Có 5 nhiệm vụ.
Câu 7: Đường kính dây nổ là bao nhiêu mm?
A. 5-6mm. B. 6-7mm. C. 5,5-6mm. D. 6,5-7mm.
Câu 8: Vết thương sọ não được phân làm mấy loại?
A. 5 loại. B. 4 loại. C. 2 loại. D. 3 loại.
Câu 9: Cấu tạo lớn của súng tiểu liên AK gồm mấy bộ phận chính?
A. 9 bộ phận chính. B. 11 bộ phận chính. C. 10 bộ phận chính. D. 8 bộ phận chính.
Câu 10: Phân loại theo thời gian gây tác hại của vũ khí hóa học có mấy nhóm?
A. 3 nhóm. B. 2 nhóm . C. 5 nhóm. D. 4 nhóm.
Câu 11: Tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội hai hàng ngang gồm mấy bước?
A. 3 bước B. 5 bước C. 4 bước D. 2 bước
Câu 12: Tốc độ ban đầu của đầu đạn súng tiểu liên AK là bao nhiêu m/s?
A. 715 m/s. B. 710 m/s. C. 720 m/s. D. 725 m/s.
Câu 13: Vận chuyển thương binh có mấy cách?
A. 1 cách. B. 3 cách. C. 2 cách. D. 4 cách.
Câu 14: Bắn trong điều kiện có gió ngang thổi từ phải sang trái, đầu đạn súng tiểu liên AK dạt theo chiều nào?
A. Dạt sang trái. B. Dạt sang phải. C. Dạt không đáng kể. D. Tuỳ loại đạn.
Câu 15: Khi sử dụng thuốc nổ phải thực hiện tốt mấy yêu cầu?
A. 3 yêu cầu. B. 2 yêu cầu. C. 4 yêu cầu. D. 5 yêu cầu.
Câu 16: Cấp chiến dịch sử dụng bản đồ địa hình có tỷ lệ như thế nào?
A. Có tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1:500.000. B. Có tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:250.000.
C. Có tỷ lệ từ 1:100.000 đến 1:500.000. D. Có tỷ lệ từ 1:100.000 đến 1:250.000.
Câu 17: Tỷ lệ bản đồ là gì?
A. Tỷ số giữa độ dài trên bản đồ với diện tích ngoài thực địa.
B. Là mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngang của các đường trên thực địa khi biểu thị chúng lên bản đồ.
C. Tỷ số giữa diện tích trên bản đồ với diện tích ngoài thực địa.
D. Tỷ số giữa diện tích trên bản đồ với độ dài ngoài thực địa.
Câu 18: Bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:50.000 dùng cho cấp chỉ huy tham mưu nào?
A. Cấp chiến thuật. B. Cấp chiến lược.
C. Cấp chiến dịch. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 19: Vũ khí hóa học gây sát thương sinh lực chủ yếu bằng cái gì?
A. Sát thương sinh lực chủ yếu bằng độc tính của các chất độc quân sự.
B. Sát thương sinh lực chủ yếu bằng áp lực.
C. Sát thương sinh lực chủ yếu bằng nguồn nhiệt.
D. Sát thương sinh lực chủ yếu bằng mảnh bom, đạn.
Câu 20: Súng tiểu liên AK trang bị cho bao nhiêu người sử dụng?
A. Súng tiểu liên AK, trang bị cho 1 tổ sử dụng.
B. Súng tiểu liên AK, trang bị cho 3 người sử dụng.
C. Súng tiểu liên AK, trang bị cho 2 người sử dụng.
D. Súng tiểu liên AK trang bị cho 1 người sử dụng.
Câu 21: Đường ngắm đúng là gì?
A. Là điểm định bắn trên mục tiêu với điều kiện mặt súng không nghiêng.
B. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng thăng bằng.
C. Là đường ngắm đúng khi đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định bắn trên mục tiêu.
D. Là đường ngắm cơ bản được xác định trước khi bắn với điều kiện mặt súng thăng bằng.
Câu 22: Tốc độ bắn lý thuyết của súng tiểu liên AK khoảng bao nhiêu phát/phút?
A. 650 phát/phút. B. 600 phát/phút. C. 500 phát/phút. D. 400 phát/phút.
Câu 23: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, đấu thủ tham dự phải bảo đảm đủ mấy điều kiện?
A. 04 điều kiện. B. 03 điều kiện. C. 05 điều kiện. D. 02 điều kiện.
Câu 24: Khi băng vai, băng nách thì băng theo kiểu nào?
A. Băng vòng xoắn hoặc số 8. B. Băng số 8.
C. Băng vòng xoắn. D. Băng theo kiểu vành khăn.
Câu 25: Súng tiểu liên AK bắn mục tiêu cao 0,5m với tầm bắn thẳng ở cự ly nào?
A. 330m. B. 365m. C. 350m. D. 360m.
Câu 26: Tác dụng của thuốc nổ trong lĩnh vực quân sự và kinh tế như thế nào?
A. Tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ.
B. Phá huỷ phương tiện chiến tranh, khai thác gỗ, dùng phá đất đá làm hầm, dùng để huấn luyện bộ đội.
C. Tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ vật cản của địch, làm công sự, dùng huấn luyện bộ đội.
D. Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể phá huỷ công sự vật cản của địch, làm công sự, khai thác gỗ.
Câu 27: Khung bản đồ có mấy loại đường?
A. Có bốn loại đường. B. Có năm loại đường. C. Có hai loại đường. D. Có ba loại đường.
Câu 28: Vũ khí hoá học có mấy cách phân loại?
A. 2 cách. B. 3 cách. C. 4 cách. D. 5 cách.
Câu 29: Thuốc nổ TNT có nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ cháy là bao nhiêu?
A. Nhiệt độ nóng chảy là 59-610C, nhiệt độ cháy là 2900C.
B. Nhiệt độ nóng chảy là 89-910C, nhiệt độ cháy là 3200C.
C. Nhiệt độ nóng chảy là 69-710C, nhiệt độ cháy là 3000C.
D. Nhiệt độ nóng chảy là 79-810C, nhiệt độ cháy là 3000C.
Câu 30: Có mấy kiểu băng bó cơ bản?
A. 3 kiểu. Băng chéo, băng tam giác và băng thẳng.
B. 4 kiểu. Băng vòng xoắn, băng tam giác, băng thẳng và băng số 8.
C. 2 kiểu. Băng vòng xoắn và băng số 8.
D. 1 kiểu. Băng vòng xoắn.
Câu 31: Đặc điểm tác hại cơ bản của vũ khí hoá học là gì?
A. Sát thương sinh lực chủ yếu bằng tính độc. B. Phạm vi gây tác hại rộng.
C. Thời gian gây tác hại kéo dài. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 32: Đường trong cùng của khung bản đồ có ý nghĩa gì?
A. Có tác dụng là giới hạn trực tiếp của khu vực có nội dung bản đồ.
B. Có tác dụng chỉ giới hạn diện tích một khu vực.
C. Có tác dụng trang trí diện tích của mảnh bản đồ.
D. Có tác dụng chia kinh và vĩ độ chẵn đến phút.
Câu 33: Đội hình tiểu đội có các loại nào sau đây?
A. 1 hàng dọc, 2 hàng dọc, 1 hàng ngang, 2 hàng ngang.
B. 1 hàng dọc, 1 hàng ngang.
C. 2 hàng dọc, 2 hàng ngang.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 34: Điểm ngắm đúng là gì?
A. Là điểm được xác định trước trên súng sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn.
B. Là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
C. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng thăng bằng.
D. Là điểm định bắn được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
Câu 35: Để vận chuyển thương binh cho an toàn và phù hợp thì phải căn cứ vào các điều kiện nào?
A. Căn cứ vào khoảng cách vận chuyển và thời tiết.
B. Căn cứ vào thời tiết, tình trạng vết thương của thương binh.
C. Căn cứ vào địa hình, thời tiết, tình trạng cụ thể của vết thương và khoảng cách vận chuyển.
D. Căn cứ vào địa hình, khoảng cách vận chuyển.
Câu 36: Đường ngắm cơ bản là gì?
A. Là đường thẳng được tính từ đỉnh đầu ngắm, sao cho đỉnh đầu ngắm thẳng với điểm định bắn trên mục tiêu.
B. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên đầu ngắm đến điểm ngắm đúng trên mục tiêu.
C. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên của khe thước ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
D. Là đường thẳng từ mắt người ngắm đi qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến điểm định bắn trên mục tiêu.
Câu 37: Trong chiến đấu tiến công, khi nhận nhiệm vụ chưa rõ chiến sĩ phải làm gì?
A. Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy.
B. Nghiên cứu tìm ra cách đánh hiệu quả nhất.
C. Chủ động tìm hiểu mục tiêu phải đánh chiếm và các mục tiêu có liên quan.
D. Hỏi lại để người chỉ huy bổ sung cho đầy đủ.
Câu 38: Định nghĩa về ngắm bắn?
A. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
B. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi đến mục tiêu với điều kiện mặt súng thăng bằng.
C. Là xác đường ngắm cho súng để đường đạn đi đến mục tiêu với điều kiện mặt súng không nghiêng.
D. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi qua điểm ngắm đúng trên mục tiêu.
Câu 39: Thực hành ngắm gồm những động tác cơ bản nào?
A. Lấy thước ngắm. B. Lấy đường ngắm cơ bản.
C. Lấy đường ngắm đúng. D. Cả ba động tác trên.
Câu 40: Thực hành ngắm gồm bao nhiêu yếu tố cơ bản?
A. 2 yếu tố; B. 3 yếu tố; C. 4 yếu tố; D. 5 yếu tố.
Câu 41: Một trong các yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ là gì?
A. Hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hoả lực. B. Bảo đảm nổ theo yêu cầu nhiệm vụ
C. Dũng cảm, bình tĩnh. D. Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ.
Câu 42: Cách tính thành tích khi bắn súng tiểu liên AK bài 1 được xác định như thế nào?
A. Xuất sắc: 28-30 điểm; giỏi: 24-27 điểm; khá: 19-23 điểm; trung bình khá: 17-19 điểm; trung bình: 15-19 điểm.
B. Xuất sắc: 28-30 điểm; giỏi: 25-27 điểm; khá: 19-23 điểm; trung bình khá: 17-19 điểm; trung bình: 15-19 điểm.
C. Xuất sắc: 28-30 điểm; giỏi: 25-27 điểm; khá: 19-23 điểm;trung bình khá:17-20 trung bình: 15-19 điểm.
D. Xuất sắc: 28- 30 điểm; giỏi: 25-27 điểm; khá: 20-24 điểm; trung bình khá: 17- 19 điểm; Trung bình 15-16.
Câu 43: Khối lượng của súng tiểu liên AK khi chưa có đạn là bao nhiêu kg?
A. 3,2 kg. B. 3,3 kg. C. 3,7 kg. D. 3,8 kg.
Câu 44: Một trong những nhiệm vụ của từng người trong chiến đấu phòng ngự là gì?
A. Kiên cường, mưu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa đến cùng.
B. Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt và đánh bại địch tiến công ở phía trước, phía sau trận địa phòng ngự.
C. Đánh địch tiến công vào ụ súng, lô cốt, giao thông hào, chiến hào, căn nhà.
D. Tham gia làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài.
Câu 45: Trong chiến đấu tiến công có mấy yêu cầu chiến thuật?
A. Có 4 yêu cầu. B. Có 5 yêu cầu. C. Có 6 yêu cầu. D. Có 7 yêu cầu.
Câu 46: Trong chiến đấu tiến công hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ phải làm gì?
A. Làm công tác chuẩn bị, hiểu rõ nhiệm vụ. B. Chuẩn bị súng đạn, báo cáo cấp trên.
C. Hiểu rõ nhiệm vụ, làm công tác chuẩn bị. D. Hiểu rõ nhiệm vụ, cơ động đánh chiếm mục tiêu.
Câu 47: Phương pháp nhận nhiệm vụ của chiến sĩ trong chiến đấu tiến công như thế nào?
A. Kết hợp nhìn và nghe, nhận đầy đủ, chính xác.
B. Tập trung nghe cho đầy đủ và chính xác.
C. Kết hợp nghe và nhìn, nhận đầy đủ, chính xác mục tiêu phải đánh chiếm và các mục tiêu liên quan.
D. Tập trung nghe, nhìn, nhận đầy đủ, chính xác và tìm ra cách đánh hiệu quả.
Câu 48: Một trong những nội dung ở khung nam của bản đồ địa hình ghi chú các nội dung gì?
A. Ghi tên, ký hiệu của mảnh bản đồ, thước điều chỉnh góc lệch.
B. Góc lệch từ, sơ đồ địa giới, bảng chắp.
C. Tỷ lệ chữ, thước đo độ dốc, lược đồ bảng chắp.
D. Ghi tên, số hiệu của mảnh bản đồ, thước điều chỉnh góc lệch.
Câu 49: Tốc độ nổ của dây nổ là bao nhiêu m/s?
A. 6.000m/s. B. 5000m/s. C. 6.500m/s. D. 5.500m/s.
Câu 50: Phân loại theo độ độc vũ khí hoá học có mấy loại?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại
Câu 51: Xác định vị trí tạm dừng và cách nghi binh lừa địch nằm trong nội dung nào dưới đây?
A. Trước khi vận động đến gần địch. B. Khi vận động đến gần địch.
C. Làm công tác chuẩn bị. D. Thực hành đánh chiếm mục tiêu.
Câu 52: Vị trí phòng ngự của từng người thường do cấp nào xác định?
A. Do đại đội, tiểu đoàn xác định, giao cho chiến sĩ.
B. Do tiểu đội, trung đội xác định, giao cho chiến sĩ.
C. Do trung đội, đại đội xác định, giao cho chiến sĩ.
D. Do chiến sĩ tự nghiên cứu xác định.
Câu 53: Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong mấy dải chiếu đồ?
A. 2 dải chiếu đồ. B. 3 dải chiếu đồ. C. 4 dải chiếu đồ. D. 5 dải chiếu đồ.
Câu 54: Trong chiến đấu phòng ngự khi nhận nhiệm vụ chiến sĩ phải kết hợp như thế nào?
A. Kết hợp nhìn, nghe để nhớ kĩ. B. Kết hợp nhìn, nghe để nắm chắc tình hình địch.
C. Kết hợp nhìn, nghe để nắm chắc nhiệm vụ. D. Kết hợp nhìn, nghe, quan sát địch.
Câu 55: Súng diệt tăng B40 có tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 2 mét là bao nhiêu?
A. 250m. B. 200m. C. 150m. D. 100m.
Câu 56: Bắn súng tiểu liên AK: mục tiêu bia số 4; cự ly 100 mét trong điều kiện ban đêm; người ta thường chọn thước ngắm nào?
A. 1; B. 4; C. 2; D. Õ;
Câu 57: Bỏng nặng hay nhẹ phải căn cứ vào đặc điểm nào của vết bỏng?
A. Độ sâu vết bỏng. B. Diện tích và độ sâu của vết bỏng.
C. Diện tích vết bỏng. D. Màu sắc vết bỏng.
Câu 58: Trước khi vận động đến gần địch chiến sĩ phải làm gì?
A. Quan sát tình hình địch, tình hình ta, xem xét địa hình, thời tiết cụ thể trong phạm vi chiến đấu.
B. Quan sát đồng đội xung quanh, địch liên quan và thời tiết, ánh sáng, tiếng động.
C. Cơ động đến trinh sát các khu vực bố trí của địch để chọn cách đánh.
D. Triệt để lợi dụng thời tiết, ánh sáng, tiếng động để nắm địch.
Câu 59: Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK, cần bảo đảm những yêu cầu gì?
A. Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, bền bỉ, dẻo dai, nâng cao dần kỹ năng ngắm bắn.
B. Quan sát, phát hiện mục tiêu nhanh, ước lượng cự ly bắn chính xác, lấy thước ngắm và chọn điểm ngắm phù hợp.
C. Rèn luyện thành thạo, thuần thục yếu lĩnh động tác bắn, tâm lý vững vàng.
D. Cả ba yêu cầu trên.
Câu 60: Có mấy yêu cầu cần đạt được của bài tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK?
A. 4 yêu cầu; B. 6 yêu cầu. C. 3 yêu cầu; D. 5 yêu cầu;
Câu 61: Luôn quan sát, nắm chắc tình hình địch, triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, thời tiết, ánh sáng, tiếng động… nằm trong nội dung nào dưới đây?
A. Khi vận động đến gần địch. B. Làm công tác chuẩn bị.
C. Trước khi vận động đến gần địch. D. Hiểu rõ nhiệm vụ.
Câu 62: Thuốc gây nổ Azôtua chì tác dụng với kim loại nào sau đây?
A. Thuốc gây nổ Azôtua chì tác dụng với sắt và hợp kim của sắt
B. Thuốc gây nổ Azôtua chì tác dụng với nhôm và hợp kim của nhôm
C. Thuốc gây nổ Azôtua chì tác dụng với kẽm và hợp kim của kẽm.
D. Thuốc gây nổ Azôtua chì tác dụng với đồng và hợp kim của đồng
Câu 63: Trong chiến đấu phòng ngự trước khi tiến công địch thường sử dụng các lực lượng, phương tiện trinh sát từ trên không, kết hợp với lực lượng nào để phát hiện ra ta?
A. Kết hợp với biệt kích, thám báo, bọn phản động nội địa ở mặt đất để phát hiện ta.
B. Kết hợp với biệt kích, thám báo, phương tiện trinh sát mặt đất để phát hiện ta.
C. Kết hợp với biệt kích, thám báo và mua chuộc phần tử xấu trong khu vực để thăm dò phát hiện ta.
D. Kết hợp với biệt kích, thám báo và phần tử khác trong nội địa để phát hiện ta.
Câu 64: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK là bao nhiêu mét?
A. 300m. B. 400m. C. 360m. D. 330m.
Câu 65: Công tác chuẩn bị của từng người trong chiến đấu tiến công phải được tiến hành như thế nào?
A. Được tiến hành nhanh chóng. B. Được tiến hành trước khi nhận nhiệm vụ.
C. Được tiến hành thường xuyên. D. Được tiến hành sau khi nhận nhiệm vụ.
Câu 66: Từng người trong chiến đấu tiến công, khi làm công tác chuẩn bị phải làm những nội dung gì?
A. Gói buộc lượng nổ,…. B. Nhận bổ sung vũ khí, trang bị, thuốc quân y.
C. Xác định tư tưởng ý, chí quyết tâm chiến đấu. D. Cả ba phương án trên.
Câu 67: Từng người trong chiến đấu tiến công, phương pháp làm công tác chuẩn bị phải căn cứ vào đâu để tiến hành?
A. Tình hình địch, ta, thời gian có và đồng đội có liên quan.
B. Ý định của người chỉ huy, nhiệm vụ được phân công, thời gian có.
C. Mục tiêu phải đánh chiếm, đường cơ động và đồng đội liên quan.
D. Tình hình địch, ta và nhiệm vụ được phân công.
Câu 68: Khung bắc của bản đồ địa hình ghi chú các nội dung gì?
A. Số hiệu, tên mảnh bản đồ, vị trí địa dư, thước điều chỉnh góc lệch, độ mật.
B. Tên mảnh bản đồ, giản độ góc lệch, vị trí địa dư, độ mật.
C. Ghi tên bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ, vị trí địa dư, đường ranh giới hành chính vẽ nháp, thước điều chỉnh góc lệch, độ mật.
D. Ký hiệu, tên mảnh bản đồ, thước điều chỉnh góc lệch, độ mật.
Câu 69: Đội hình cơ bản hàng ngang của Trung đội có những loại nào dưới đây?
A. Ba hàng ngang B. Hai hàng ngang
C. Một hàng ngang D. Cả 3 phương án trên.
Câu 70: Hội chứng đè ép do bị vùi lấp trải qua mấy thời kỳ?
A. 2 thời kỳ. B. 3 thời kỳ . C. 4 thời kỳ. D. 5 thời kỳ.
Câu 71: Trong chiến đấu phòng ngự, một trong những căn cứ để xác định vị trí phòng ngự là gì?
A. Căn cứ vào nhiệm vụ và ý định của trên, nhiệm vụ của mình.
B. Căn cứ vào địa hình, thời tiết, vũ khí, trang bị, đồng đội liên quan.
C. Căn cứ vào tình hình địch.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 72: Thuốc gây nổ fuyminát thuỷ ngân tự nổ ở nhiệt độ tối thiểu là bao nhiêu?
A. 1200C - 1400C. B. 1400C - 1500C. C. 1600C - 1700C. D. 1800C - 1900C.
Câu 73: Thương binh có vết thương ở bụng, khi cáng thương binh phải đặt thương binh ở tư thế nào?
A. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng. B. Nằm nghiêng, chân hơi co.
C. Nằm ngửa, chân hơi co. D. Nằm nghiêng, chân duỗi thẳng.
Câu 74: Có mấy nguyên tắc băng?
A. 1 nguyên tắc. B. 2 nguyên tắc. C. 3 nguyên tắc. D. 4 nguyên tắc.
Câu 75: Thuốc nổ và đồ dùng gây nổ có để chung với nhau được không?
A. Thuốc nổ và đồ dùnggây nổ có thể để chung với nhau nhưng phải bao gói.
B. Thuốc nổ và đồ dùnggây nổ không để chung với nhau được.
C. Thuốc nổ và đồ dùnggây nổ có thể để chung với nhau được nhưng phải kê đệm cẩn thận.
D. Thuốc nổ và đồ dùnggây nổ để chung với nhau được.
Câu 76: Thuốc gây nổ Fuyminát thuỷ ngân tác dụng với kim loại nào sau đây?
A. Sắt. B. Nhôm. C. Đồng. D. Chì.
Câu 77: Tỷ lệ bản đồ được biểu diễn ở dạng nào?
A. Ở dạng phân số, chỉ độ dài trên bản đồ tương ứng với độ dài trên thực địa.
B. Ở dạng phân số, chỉ mối quan hệ các số đo trên bản đồ với ngoài thực địa.
C. Ở dạng phân số, chỉ 1cm trên bản đồ tương ứng với độ dài trên thực địa.
D. Ở dạng phân số, tử số chỉ độ dài đo được trên bản đồ, mẫu số chỉ độ dài tương ứng trên thực địa.
Câu 78: Có mấy căn cứ để chọn thước ngắm khi bắn súng tiểu liên AK?
A. 3 căn cứ; B. 5 căn cứ; C. 4 căn cứ ; D. 6 căn cứ.
Câu 79: Đội hình cơ bản hàng dọc của Trung đội có những loại nào dưới đây?
A. Một hàng dọc B. Hai hàng dọc
C. Ba hàng dọc D. Cả 3 phương án trên.
Câu 80: Để nhận biết thuốc gây nổ Azôtua chì, căn cứ vào đặc điểm nào sau đây?
A. Tinh thể màu vàng, không tan trong nước. B. Tinh thể màu trắng, không tan trong nước.
C. Tinh thể màu trắng, hạt nhỏ, khó tan trong nước. D. Tinh thể màu vàng, tan trong nước.
Câu 81: Trong chiến đấu phòng ngự chiến sĩ thường nhận nhiệm vụ ở nơi nào?
A. Nhận nhiệm vụ tại đơn vị. B. Nhận nhiệm vụ tại chiến trường.
C. Nhận nhiệm vụ tại trận địa. D. Nhận nhiệm vụ tại sở chỉ huy.
Câu 82: Quá trình làm công tác chuẩn bị của từng người trong chiến đấu tiến công phải như thế nào?
A. Khẩn trương và hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội khi cần thiết.
B. Nhanh chóng tận dụng thời gian có để chuẩn bị.
C. Nhanh, gọn, chuẩn xác và hỗ trợ đồng đội làm công tác chuẩn bị.
D. Hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội làm công tác chuẩn bị.
Câu 83: Thuốc nổ TNT có màu gì?
A. Thuốc nổ TNT có màu trắng, khi tiếp xúc với ánh sáng ngả màu trắng đục.
B. Thuốc nổ TNT có màu vàng nhạt, khi tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu.
C. Thuốc nổ TNT có màu vàng, khi tiếp xúc với ánh sáng không đổi màu.
D. Thuốc nổ TNT có màu trắng, khi tiếp xúc với ánh sáng không đổi màu.
Câu 84: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 thì 1 cm đo được trên bản đồ tương ứng ngoài thực địa bao nhiêu mét?
A. 25 m. B. 250 m. C. 2.500 m. D. 25.000 m.
Câu 85: Thuốc gây nổ Azôtua chì tự cháy và nổ ở nhiệt độ tối thiểu là bao nhiêu?
A. 6100C. B. 4100C. C. 3100C. D. 5100C.
Câu 86: Súng tiểu liên AK, bắn ở cự ly 100m, thước ngắm 3, điểm chạm của đầu đạn lên cao bao nhiêu cm so với điểm ngắm?
A. 30 cm; B. 26 cm; C. 24 cm. D. 28 cm;
Câu 87: Tỷ lệ thước trên bản đồ có tác dụng gì?
A. Giúp cho đo đạc trên bản đồ được chính xác. B. Giúp cho tính toán độ dài trên bản đồ.
C. Giúp cho tính toán trên bản đồ được thuận tiện. D. Giúp cho đo đạc và tính toán thuận tiện.
Câu 88: Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên đạn?
A. 100 viên. B. 30 viên. C. 75 viên. D. 40 viên.
Câu 89: Trong cách băng xoắn thì ta đặt đầu ngoài cuộn băng ở vị trí nào?
A. Đặt đầu ngoài cuộn băng bên phải vết thương. B. Đặt đầu ngoài cuộn băng bên trái vết thương.
C. Đặt đầu ngoài cuộn băng dưới vết thương. D. Đặt đầu ngoài cuộn băng ở trên vết thương.
Câu 90: Khi vận động đến đúng vị trí đã quy định chiến sĩ phải nắm vững thời cơ để làm gì?
A. Phối hợp với đồng đội tiêu diệt địch, chiếm mục tiêu. B. Thực hành đánh chiếm mục tiêu đã xác định.
C. Chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng tiêu diệt địch. D. Xung phong tiêu diệt địch, chiếm mục tiêu.
Câu 91: Khi băng vòng soắn ta cuộn băng như thế nào?
A. Từ phải qua trái. B. Từ trên xuống dưới. C. Từ trái qua phải. D. Từ dưới lên trên.
Câu 92: Một trong những yêu cầu chiến thuật của từng người trong chiến đấu phòng ngự là nội dung nào sau đây?
A. Dựa vào công sự trận địa, tiêu diệt và đánh bại địch tiến công ở phía trước, bên sườn, phía sau trận địa phòng ngự.
B. Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.
C. Phát huy cao độ hiệu quả vũ khí trang bị tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn.
D. Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
Câu 93: Súng tiểu liên AK bắn mục tiêu cao 1,5m, tầm bắn thẳng là bao nhiêu mét?
A. 550m. B. 525m. C. 555m. D. 560m.
Câu 94: Bắn súng tiểu liên AK: mục tiêu bia số 4; cự ly 100 mét; thước ngắm 3; người ta xác định điểm ngắm ở đâu?
A. Trên mép dưới mục tiêu; B. Chính giữa vòng 10 điểm.
C. Chính giữa mép dưới mục tiêu. D. Chính giữa mục tiêu;
Câu 95: Súng diệt tăng B40 có tầm bắn ghi trên thước ngắm đến bao nhiêu mét?
A. 50m ¸ 150m. B. 100m ¸ 250m. C. 150m ¸ 350m. D. 150m ¸ 450m.
Câu 96: Cấu tạo của đạn dùng cho súng tiểu liên AK gồm những bộ phận chính nào?
A. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn.
B. Vỏ đạn, thuốc phóng, đầu đạn, vỏ đầu đạn.
C. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc cháy, đầu đạn.
D. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn, đai đạn.
Câu 97: Đề phòng chất độc kích thích CS cần phải làm gì?
A. Đeo mặt nạ, mặc quần áo phòng da, bảo vệ cơ quan hụ hấp cho ngửi ống thuốc chống khói.
B. Mặc quần áo phòng da, tiêu độc cho da và vũ khí trang bị, bảo vệ cơ quan hụ hấp cho ngửi ống thuốc chống khói.
C. Sử dụng các loại mặt nạ, áo choàng, ủng và găng tay để bảo vệ cho người, có thể sử dụng khăn mặt ướt, khẩu trang, băng miệng, mũ mềm để che phòng cho cơ quan hô hấp.
D. Mặc quần áo phòng da, bảo vệ cơ quan hụ hấp, cho ngửi ống thuốc chống khói, che phòng cho cơ quan hô hấp.
Câu 98: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, vận đông viên phải đeo số thi đấu và kết quả bốc thăm như thế nào?
A. Đeo số thi đấu ở ngực, kết quả bốc thăm ở lưng.
B. Đeo kết quả bốc thăm ở ngực, đeo số thi đấu ở lưng .
C. Đeo biển tên thi đấu ở ngực, đeo số tên đơn vị ở lưng.
D. Đeo số thi đấu ở ngực, đeo số tên đơn vị thi đấu ở lưng.
Câu 99: Trong chiến đấu phòng ngự, sau khi nhận nhiệm vụ, chiến sĩ phải làm công tác chuẩn bị gồm mấy nội dung?
A. Gồm 3 nội dung. B. Gồm 4 nội dung. C. Gồm 5 nội dung. D. Gồm 6 nội dung.
Câu 100: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp vận động viên có được thay đổi số áo trong suốt cuộc thi không?
A. Chỉ được thay đổi một lần duy nhất. B. Không được thay đổi số áo.
C. Được thay đổi số áo. D. Được thay đổi theo từng nội dung.
Câu 101: Khi bắn súng tiểu liên AK, đỉnh đầu ngắm cao hơn chính giữa mép trên khe thước ngắm 1mm thì điểm chạm trên mục tiêu cao hơn điểm định bắn trúng là bao nhiêu mm?
A. 264 mm; B. 234 mm. C. 244 mm; D. 254 mm;
Câu 102: Một trong những nguyên tắc chắp bản đồ là gì?
A. Mảnh dưới đè mảnh trên, mảnh trái đè mảnh phải.
B. Mảnh trên đè mảnh dưới, mảnh phải đè mảnh trái.
C. Mảnh trên đè mảnh dưới, mảnh trái đè mảnh phải.
D. Mảnh dưới đè mảnh trên, mảnh phải đè mảnh trái.
Câu 103: Lô cốt của địch thường được cấu trúc theo kiểu hình gì?
A. Hình lục giác. B. Hình lăng trụ.
C. Hình tam giác. D. Hình đa giác.
Câu 104: Bãi ném lựu đạn có kích thước như thế nào ?
A. Ném trong đường hành lang rộng 8m, đường chạy rộng 4m, dài từ 15m trở lên.
B. Ném trong đường hành lang rộng 9m, đường chạy dài 4m, dài từ 15m trở lên.
C. Ném trong đường hành lang rộng 10m, đường chạy rộng 4m, dài từ 15m trở lên.
D. Ném trong đường hành lang rộng 15m, đường chạy rộng 5m, dài từ 10m trở lên.
Câu 105: Trong động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, cử động “Tay phải lao súng về trước đồng thời tay trái ngửa đỡ lấy thân súng“ thuộc về cử động mấy?
A. Không thuộc về động tác trên; B. Cử động 1;
C. Cử động 2; D. Cử động 3.
Câu 106: Nhiệt độ nổ của thuốc nổ TNT là bao nhiều?
A. 3500C. B. 4500C. C. 3000C. D. 4000C.
Câu 107: Khi thực hành băng vai, băng nách theo kiểu số 8 ta cố định đầu còn lại vào vị trí nào?
A. Vào cánh tay trên. B. Vào cánh tay dưới. C. Vào ngang ngực. D. Vào nách.
Câu 108: Nhiệt độ cháy của thuốc nổ C4 là bao nhiêu?
A. 3900C. B. 900C. C. 2900C. D. 1900C.
Câu 109: Đạn súng trường bắn xuyên qua thuốc nổ TNT xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Phát ra tiếng nổ lớn, sinh nhiệt độ cao.
B. Phát ra tiếng nổ lớn, bốc cháy.
C. Không cháy, không nổ.
D. Phát ra tiếng nổ lớn, có khói đen.
Câu 110: Khi bắn súng tiểu liên AK, đỉnh đầu ngắm thấp hơn mép trên khe ngắm thì điểm chạm sai lệch so với điểm định bắn như thế nào?
A. Cao hơn; B. Lệch phải; C. Lệch trái. D. Thấp hơn;
Câu 111: Động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK được chia làm mấy cử động?
A. 3 cử động; B. 2 cử động; C. 5 cử động; D. 4 cử động;
Câu 112: Tốc độ nổ của thuốc nổ Pentrit là bao nhiêu m/s?
A. 7500-8000m/s. B. 8000-8200m/s. C. 8300-8400m/s. D. 8500-9000m/s.
Câu 113: Tốc độ đầu của đạn B41 là bao nhiêu m/s?
A. 140 m/s. B. 300 m/s. C. 200 m/s. D. 120 m/s.
Câu 114: Thuốc nổ Pentrít được nhận dạng như thế nào?
A. Tinh thể trắng không tan trong nước.
B. Tinh thể màu vàng không tan trong nước.
C. Tinh thể màu vàng nhạt không tan trong nước.
D. Tinh thể màu trắng tan trong nước.
Câu 115: Nổ trên không của vũ khí hạt nhân là bao nhiêu km?
A. Có độ cao nổ trên 16 Km.
B. Có độ cao nổ từ 16 Km đến 85 Km.
C. Có độ cao nổ từ 16 Km đến 65 Km.
D. Có độ cao nổ từ 16 Km trở xuống, không chạm mặt đất (mặt nước).
Câu 116: Từng người trong chiến đấu phòng ngự khi chọn vị trí chiến đấu nên chọn ở những nơi như thế nào?
A. Địa hình kín đáo, hiểm hóc, bất ngờ.
B. Bảo đảm đánh được địch liện tục, dài ngày.
C. Tiện quan sát phát hiện địch, tiện cơ động, tiện cải tạo địa hình.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 117: Nổ vũ trụ của vũ khí hạt nhân là bao nhiêu km?
A. Có độ cao nổ trên 95 Km.
B. Có độ cao nổ từ 65 km trở lên.
C. Có độ cao nổ lớn hơn 60 Km.
D. Nổ ở độ cao dưới 65Km.
Câu 118: Khi bắn súng tiểu liên AK, mép trên khe ngắm thấp hơn đỉnh đầu ngắm thì điểm chạm sai lệch so với điểm định bắn như thế nào?
A. Thấp hơn; B. Cao hơn; C. Lệch trái. D. Lệch phải;
Câu 119: Kiểu băng số 8 phù hợp với vết thương ở vị trí nào?
A. Vùng vai, nách.
B. Vùng cẳng tay, cẳng chân, đùi.
C. Vùng, bẹn, mông, gót chân..
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 120: Đạn chống tăng B40 có góc chạm 900, xuyên thép dày bao nhiêu mm?
A. 300 mm. B. 280 mm. C. 200 mm. D. 400 mm.
Câu 121: Khi bị thương ở đầu gối thì băng theo kiểu nào?
A. Băng vòng xoắn. B. Băng số 8.
C. Băng kiểu vành khăn. D. Băng kiểu quai mũ.
Câu 122: Thuốc nổ Nitrat amôn thường được gói khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 100 - 150g. B. 100 - 200g.
C. 150 - 200g. D. 50 - 100g.
Câu 123: Trong chiến đấu phòng ngự, bố trí vũ khí gồm mấy nội dung?
A. Gồm 3 nội dung. B. Gồm 6 nội dung.
C. Gồm 4 nội dung. D. Gồm 5 nội dung.
Câu 124: Những thương binh có vết thương ở vùng hàm, cổ trước, ta phải đặt thương binh đó ở tư thế nào?
A. Nằm ngửa. B. Nằm sấp.
C. Nằm nghiêng. D. Nằm chân co.
Câu 125: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng cách hàng là bao nhiêu bước?
A. 3 đến 4 bước B. 4 đến 6 bước
C. 3 đến 5 bước D. 2 đến 3 bước
Câu 126: Trong chiến đấu phòng ngự khi bố trí vũ khí, làm công sự phải đúng ý định của cấp nào?
A. Của tiểu đội trưởng. B. Của trung đội trưởng.
C. Của tổ trưởng. D. Của cấp trên.
Câu 127: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 thì cạnh của 1 ô vuông dài bao nhiêu cm?
A. 4 cm. B. 1 cm. C. 8 cm. D. 2 cm.
Câu 128: Thuốc nổ C4 gồm các thành phần nào sau đây?
A. 80% thuốc nổ mạnh Hêxôghen và 20% chất dính màu trắng đục.
B. 80% thuốc nổ mạnh Hêxôghen và 20% chất dính màu nâu.
C. 80% thuốc nổ mạnh Pentrít và 20% chất dính màu trắng đục.
D. 70% thuốc nổ mạnh Hêxôghen và 30% chất dính màu trắng đục.
Câu 129: Các ụ súng thường được nối liền với nhau như thế nào ?
A. Bằng đoạn hào nổi và đường ngầm.
B. Bằng tường đất hoặc bằng các hào sâu.
C. Bằng đường ngầm trong lòng đất.
D. Bằng các đoạn đường lộ thiên.
Câu 130: Trong chiến tranh khi điều kiện cho phép, vận chuyển thương binh bằng phương tiện nào là phù hợp nhất?
A. Khiêng thương binh bằng cáng, võng.
B. Khiêng thương binh bằng dây đai.
C. Khiêng thương binh bằng tay.
D. Tất cả các phương tiện trên.
Câu 131: Khi đánh địch đột nhập trận địa, chiến sĩ phải thực hiện theo mấy nội dung?
A. Theo 3 nội dung. B. Theo 6 nội dung. C. Theo 5 nội dung. D. Theo 4 nội dung.
Câu 132: Súng diệt tăng B40 có mấy bộ phận chính?
A. 5 bộ phận. B. 6 bộ phận. C. 3 bộ phận. D. 4 bộ phận.
Câu 133: Tốc độ lớn nhất của đầu đạn B41 là bao nhiêu m/s?
A. 280 m/s. B. 310 m/s. C. 290 m/s. D. 300 m/s.
Câu 134: Một trong những nội dung của giữ gìn bảo quản bản đồ là gì?
A. Phải đánh dấu vào các ký hiệu khi cần thiết.
B. Không viết, vẽ tuỳ tiện lên bản đồ.
C. Khi gấp phải miết mạnh để tạo thành nếp.
D. Không được cho người khác mượn khi sử dụng bản đồ.
Câu 135: Khi băng vòng xoắn thì các vòng băng phải băng theo cách nào?
A. Vòng băng sau đè lên khoảng 1/2 vòng băng trước.
B. Vòng băng sau trùng khít lên vòng băng trước.
C. Vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước.
D. Vòng băng sau đè lên khoảng 1/3 vòng băng trước.
Câu 136: Tốc độ bắn chiến đấu của súng diệt tăng B40 là bao nhiêu phát/phút?
A. 4 - 6 phát/phút. B. 3 - 6 phát/phút. C. 3 - 5 phát/phút. D. 5 - 7 phát/phút.
Câu 137: Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện tốt động tác nào sau đây?
A. Giương súng; B. Ngắm; C. Bóp cò; D. Cả ba động tác trên
Câu 138: Trong các động tác sau động tác nào có tính chất quyết định đến tính chính xác của phát bắn?
A. Thôi bắn, tháo đạn, khám súng, đứng dậy. B. Nằm chuẩn bị bắn.
C. Bắn. D. Cả ba động tác trên.
Câu 139: Tốc độ bắn chiến đấu của súng diệt tăng B41 là bao nhiêu phát/phút?
A. 6 - 7 phát/phút. B. 4 - 6 phát/phút. C. 3 - 5 phát/phút. D. 4 - 5 phát/phút.
Câu 140: Trong động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, động tác“Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20cm” thuộc về cử động mấy?
A. Không thuộc về động tác trên;
B. Cử động 3.
C. Cử động 2;
D. Cử động 1;
Câu 141: Vũ khí hạt nhân là gì?
A. Là loại vũ khí huỷ diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng nhiệt để tiêu diệt sinh lực địch .
B. Là loại vũ khí huỷ diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng phản ứng hoá học để tiêu diệt sinh lực địch .
C. Là loại vũ khí huỷ diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng thuốc nổ TNTđể tiêu diệt sinh lực địch.
D. Là loại vũ khí huỷ diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng rất lớn được giải phóng ra từ phản ứng phân hạch dây truyền và phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Câu 142: Bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, Hà Nội nằm trong mảnh có ký hiệu nào?
A. Ký hiệu E – 48. B. Ký hiệu F – 48. C. Ký hiệu E – 49. D. Ký hiệu F – 49.
Câu 143: Cửa ra vào ụ súng của địch thường bố trí như thế nào?
A. Quay sang bên phải. B. Quay vào phía trong.
C. Quay ra phía ngoài. D. Quay sang bên trái.
Câu 144: Dựa vào đương lượng nổ, vũ khí hạt nhân được chia thành những loại nào sau đây?
A. Vũ khí nguyên tử và vũ khí nhiệt hạch.
B. Loại cực nhỏ, nhỏ, vừa, lớn.
C. Loại cực nhỏ, nhỏ, vừa, lớn, cực lớn.
D. Loại vũ khí nguyên tử và vũ khí nhiệt hạch, vũ khí sinh học.
Câu 145: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng cách hàng là bao nhiêu bước?
A. 4 đến 6 bước B. 3 đến 4 bước
C. 3 đến 5 bước D. 2 đến 3 bước
Câu 146: Nổ trên cao của vũ khí hạt nhân là bao nhiêu km?
A. Có độ cao nổ trên 75 Km. B. Có độ cao nổ từ 16 Km đến 65 Km.
C. Có độ cao nổ từ 16 Km đến 85 Km. D. Có độ cao nổ trên 95 Km.
Câu 147: Khi bị thương ở đầu thì băng theo kiểu nào?
A. Băng số 8. B. Băng kiểu vành khăn.
C. Băng kiểu quai mũ. D. Băng vòng xoắn.
Câu 148: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, ở nội dung ném lựu đạn, vận động viên phải ném mấy quả tính điểm?
A. Ném 2 quả. B. Ném 4 quả.
C. Ném 3 quả. D. Ném 5 quả.
Câu 149: Với góc chạm 900, khả năng xuyên của đạn B41 là bao nhiêu mm?
A. Xuyên thép 280mm, xuyên bê tông dày 700mm, xuyên cát 800mm.
B. Xuyên thép 300mm, xuyên bê tông dày 900mm, xuyên cát 900mm.
C. Xuyên thép 280mm, xuyên bê tông dày 900mm, xuyên cát 800mm.
D. Xuyên thép 280mm, xuyên bê tông dày 800mm, xuyên cát 700mm.
Câu 150: Ụ súng của địch được được cấu trúc theo kiểu gì?
A. Nửa chìm, nửa nổi. B. 3 tầng. C. 4 tầng. D. 2 tầng.
Câu 151: Biến chứng của vết thương mạch máu là gì?
A. Chảy máu lần thứ hai ( thứ phát ).
B. Vết thương mạch máu đều bị ô nhiễm.
C. Choáng do mất máu nhiều dễ dẫn đến tử vong.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 152: Trong động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, động tác lắp đạn thuộc về cử động nào?
A. Cử động 1; B. Không thuộc cử động nào;
C. Cử động 2; D. Cử động 3.
Câu 153: Trong chiến đấu phòng ngự, thành hào phía trước phải cấu trúc những gì ??
A. Vị trí bắn. B. Bãi mìn. C. Hầm chông. D. Hàng rào.
Câu 154: Cấu tạo của đạn B41 gồm có mấy bộ phận chính?
A. 6 bộ phận chính. B. 5 bộ phận chính. C. 4 bộ phận chính. D. 3 bộ phận chính.
Câu 155: Trong chiến đấu phòng ngự khi xây dựng công sự chiến đấu phải gồm những loại nào?
A. Có công sự chính, phụ, có đủ thiết bị bắn ban ngày, ban đêm, kết hợp hầm ếch, hầm còi để ấn nấp.
B. Có công sự chính, phụ, có ụ súng, lô cốt và bố trí vật cản những nơi phù hợp.
C. Có công sự chính, phụ, có ụ súng, lô cốt, các hố bắn, lối ra, vào và chông, mìn, cạm bẫy xung quanh.
D. Có công sự chính, phụ, có ụ súng, lô cốt, có vật cản và bố trí vũ khí cho phù hợp với cách đánh địch.
Câu 156: Nhân tố sát thương phá hoại chủ yếu của vũ khí hạt nhân là gì?
A. Sóng xung kích. B. Bức xạ quang.
C. Bức xạ xuyên. D. Chất phóng xạ.
Câu 157: Từng người cùng với tổ bộ binh có thể đánh địch trong căn nhà như thế nào?
A. Căn nhà nhiều tầng, nhiều phòng.
B. Căn nhà 1 tầng, nhiều phòng.
C. Căn nhà 1 ¸ 2 phòng, căn nhà một tầng hoặc nhiều tầng.
D. Căn nhà 3 ¸ 5 phòng trở lên.
Câu 158: Khi bắn súng tiểu liên AK, mặt súng bị nghiêng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bắn?
A. Làm cho đường đạn chệch hướng mục tiêu.
B. Đạn sẽ bay cao hơn điểm định bắn.
C. Mặt súng nghiêng về bên nào thì đạn lệch về bên đó và thấp xuống.
D. Đạn sẽ lệch về hướng ngược lại chiều nghiêng.
Câu 159: Vết thương không bị rách da hoặc chảy máu bên ngoài gọi là gì?
A. Vết thương kín. B. Vết thương hở.
C. Vết thương phần mềm. D. Vết thương mạch máu.
Câu 160: Trong sản xuất, thuốc nổ được ứng dụng để phá những gì?
A. Phá đất, phá đá, phá cây. B. Phá đất, phá đá, phá các vật thể khác.
C. Phá đá, phá cây, phá các vật thể khác. D. Phá xe đá, phá hàng rào dây thép gai.
Câu 161: Định hướng bản đồ có mấy phương pháp cơ bản?
A. 4 phương pháp. B. 5 phương pháp. C. 2 phương pháp. D. 3 phương pháp.
Câu 162: Căn cứ vào cách gây nổ ta chia kíp làm mấy loại?
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.
Câu 163: Một trong những căn cứ để chọn điểm ngắm khi bắn súng tiểu liên AK?
A. Đặc điểm của bài bắn.
B. Thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.
C. Độ cao đường đạn khi bắn ở cự ly đó.
D. Cả ba căn cứ trên.
Câu 164: Có mấy nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân?
A. 3 nhân tố sát thương phá hoại. B. 4 nhân tố sát thương phá hoại.
C. 5 nhân tố sát thương phá hoại. D. 6 nhân tố sát thương phá hoại.
Câu 165: Chiến hào, giao thông hào của địch, có chiều dài, mỗi đoạn khoảng bao nhiêu mét?
A. Từ 6 ¸ 7 m. B. Từ 5 ¸ 7 m. C. Từ 6 ¸ 8 m. D. Từ 7 ¸ 9 m.
Câu 166: Đối với thương binh bị thương ở vùng ngực, phải đặt trong tư thế nào?
A. Nằm sấp. B. Nằm ngửa.
C. Nửa nằm, nửa ngồi. D. Nằm ngửa, chân hơi co.
Câu 167: Vũ khí hạt nhân nổ, tạo ra các nhân tố sát thương, phá hoại nào?
A. Chất phóng xạ, hiệu ứng điện từ.
B. Bức xạ quang, bức xạ xuyên.
C. Sóng xung kích.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 168: Đào đắp công sự và đường cơ động phải được nguỵ trang như thế nào?
A. Ngụy trang kín đáo, bí mật, bất ngờ, cẩn thận, đánh lừa được địch.
B. Ngụy trang kín đáo, bí mật, đào xong phải ngụy trang ngay.
C. Ngụy trang kín đáo, bí mật, đào đến đâu ngụy trang ngay đến đó.
D. Ngụy trang kín đáo, bí mật, tạo được yếu bất ngờ cho địch.
Câu 169: Trong bắn súng, mặt súng nghiêng được hiểu như thế nào?
A. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không song song với mặt phẳng ngang.
B. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không ngang bằng đỉnh đầu ngắm.
C. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không tạo một góc với mặt phẳng ngang.
D. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không vuông góc với mặt phẳng ngang.
Câu 170: Thuốc nổ Hêxôghen cháy ở nhiệt độ là bao nhiêu?
A. 4300C. B. 2300C.
C. 3300C. D. 1300C
Câu 171: Tốc độ bắn chiến đấu của súng CKC là bao nhiêu phát/phút?
A. 35 – 40 phát/phút. B. 30 – 40 phát/phút.
C. 25 – 35 phát/phút. D. 20 – 35 phát/phút.
Câu 172: Vỏ kíp thường được chế tạo bằng những chất liệu nào sau đây?
A. Bằng đồng, kẽm hoặc nhựa. B. Bằng đồng, kẽm hoặc giấy.
C. Bằng đồng, nhôm hoặc giấy. D. Bằng đồng, nhôm hoặc gỗ.
Câu 173: Khối lượng của súng B41 là bao nhiêu kg?
A. 6,1kg. B. 6,3kg. C. 6,4kg. D. 6,5kg.
Câu 174: Khi bắn súng tiểu liên AK, người ta có bao nhiêu cách chọn thước ngắm?
A. 3 cách; B. 4 cách; C. 2 cách; D. 5 cách.
Câu 175: Trong kíp có vỏ bằng nhôm ta sử dụng loại thuốc gây nổ nào?
A. Sử dụng loại thuốc Pentrit. B. Sử dụng loại thuốc Hêxôghen.
C. Sử dụng loại thuốc Fuyminát thuỷ ngân. D. Sử dụng loại thuốc Azôtua chì.
Câu 176: Khi đánh ụ súng có nắp, lô cốt, nếu cửa ra vào địch đóng kín thì đánh như thế nào?
A. Dùng lựu đạn, thủ pháo nhét vào bên trong.
B. Bỏ qua, đánh thẳng vào các mục tiêu bên trong.
C. Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
D. Dùng thuốc nổ đặt vào nơi mỏng yếu để phá, sau đó tiêu diệt địch bên trong.
Câu 177: Những thương binh bị thương ở cột sống thì chuyển thương binh bằng phương tiện nào là phù hợp nhất?
A. Chuyển thương bằng võng. B. Chuyển thương bằng ván cứng.
C. Chuyển thương bằng dây đai. D. Chuyển thương bằng cáng.
Câu 178: Phá ốp (đá mồ côi ) được sử dụng khi tảng đá có thể tích lớn nhất là bao nhiêu?
A. 7m3 . B. 6m3 .
C. Không phụ thuộc vào thể tích khối đá. D. 5m3 .
Câu 179: Trong chiến đấu phòng ngự, sử dụng lựu đạn thông thường khi địch cách vị trí chiến đấu khoảng bao nhiêu mét?
A. Khoảng 10 ¸ 20 mét. B. Khoảng 40 ¸ 50 mét.
C. Khoảng 20 ¸ 30 mét. D. Khoảng 30 ¸ 40 mét.
Câu 180: Động tác bắn bao gồm những thao tác nào sau đây?
A. Nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn.
B. Giương súng, ngắm, bóp cò.
C. Thôi bắn, tháo đạn, khám súng, đứng dậy.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 181: Toạ độ chính xác gồm bao nhiêu số?
A. 6 số. B. 8 số. C. 10 số. D. 12 số.
Câu 182: Khi khiêng thương binh phải chú ý những gì?
A. Phải cho đầu đi trước.
B. Khi đặt xuống phải nhẹ nhàng, tránh những chấn động mạnh.
C. Tuyệt đối không để ngã, rơi thương binh.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 183: Khi đối chiếu bản đồ với thực địa thường vận dụng mấy phương pháp?
A. 5 phương pháp. B. 3 phương pháp. C. 4 phương pháp. D. 2 phương pháp.
Câu 184: Một trong những tính năng chiến đấu của súng CKC là gì?
A. Súng CKC bắn được cả phát một và liên thanh.
B. Súng CKC chỉ bắn được liên thanh.
C. Súng CKC không bắn được phát một.
D. Súng CKC chỉ bắn được phát một.
Câu 185: Một trong những căn cứ để chọn thước ngắm khi bắn súng tiểu liên AK?
A. Tính chất mục tiêu (to, rõ...)
B. Độ cao đường đạn khi bắn trên cự ly đó.
C. Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
D. Cả ba căn cứ trên.
Câu 186: Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học súng B41 là bao nhiêu mét?
A. 100m đến 500m. B. 150m đến 500m. C. 170m đến 500m. D. 200m đến 500m.
Câu 187: Ý nghĩa của đội hình Trung đội một hàng ngang là gì?
A. Đội hình trung đội hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng.
B. Đội hình trung đội hàng ngang thường dùng trong huán luyện, nói chuyện, điểm danh.
C. Đội hình trung đội hàng ngang thường dùng trong điểm nghiệm, khám súng, giá súng, đặt súng.
D. Đội hình trung đội hàng ngang thường dùng trong nói chuyện, điểm danh, điểm nghiệm, khám súng, đặt súng.
Câu 188: Hộp tiếp đạn của súng CKC chứa được bao nhiêu viên đạn?
A. 10 viên. B. 15 viên. C. 16 viên. D. 20 viên.
Câu 189: Độ sâu nổ của vũ khí hạt nhân dưới đất, dưới nước là bao nhiêu mét?
A. Nổ độ sâu dưới mặt đất, dưới mặt nước từ vài mét đến hàng trăm mét?
B. Nổ độ sâu dưới đất, dưới nước từ vài mét đến vài trăm mét.
C. Nổ sâu dưới đất, dưới nước.
D. Nổ ngay trên mặt đất, mặt nước.
Câu 190: Tầm bắn ghi trên thước ngắm của súng CKC là bao nhiêu mét?
A. 100m đến 900m. B. 100m đến 1000m.
C. 100m đến 800m. D. 100m đến 700m.
Câu 191: Khi bị tiến công địch lợi dụng hào để làm gì?
A. Lợi dụng hào để ngăn chặn đối phương.
B. Lợi dụng hào để phản kích.
C. Lợi dụng hào để cơ động.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 192: Công dụng phương thức nổ trên cao của vũ khí hạt nhân là gì?
A. Tàu vũ trụ, tên lửa, máy bay.
B. Tiêu diệt phương tiện đang bay trên không như máy bay, tên lửa…. Cản trở sự làm việc của máy vô tuyến điện, rađa…
C. Máy bay, tên lửa, công trình kém bền vững ở mặt đất.
D. Vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa, máy bay.
Câu 193: Khi gói buộc lượng nổ khối, cạnh lớn nhất không quá mấy lần cạnh nhỏ nhất?
A. Không quá 3 lần. B. Không giới hạn. C. Không quá 4 lần. D. Không quá 2 lần.
Câu 194: Giãn cách của từng người trong đội hình tiểu đội một hàng ngang là bao nhiêu?
A. 60 cm B. 70 cm C. 20 cm D. 50 cm
Câu 195: Nhân tố sát thương nào chiếm tỷ lệ 50%?
A. Sóng xung kích. B. Bức xạ quang. C. Bức xạ xuyên. D. Chất phóng xạ.
Câu 196: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, điều kiện để tính thành tích cá nhân toàn năng như thế nào?
A. Vận động viên phải thi đấu hết 3 nội dung.
B. Không nhất thiết phải thi đấu hết 3 nội dung.
C. Bắt buộc vận động viên phải thi 2 nội dung( chạy vũ trang, ném lựu đạn).
D. Bắt buộc vận động viên phải thi 2 nội dung( bắn súng, ném lựu đạn).
Câu 197: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, tính điểm cá nhân toàn năng nếu bằng điểm nhau thì thứ tự cách tính thành tích như thế nào?
A. Bắn súng, ném lựu đạn, chạy vũ trang. B. Bắn súng, chạy vũ trang, ném lựu đạn.
C. Ném lựu đạn, bắn súng, chạy vũ trang. D. Chạy vũ trang, bắn súng, ném lựu đạn.
Câu 198: Loại vũ khí nào sau đây thuộc vũ khí lạnh?
A. Gươm, giáo, lê, dao găm, chông. B. Bom, mìn.
C. Hoả lực pháo binh. D. Súng bộ binh.
Câu 199: Đánh địch trong căn nhà có nhiều phòng muốn phát triển sang phòng khác chiến sĩ phải làm gì?
A. Bí mật, bất ngờ vận động theo ý định.
B. Chủ động ném lựu đạn, thủ pháo tiêu diệt địch rồi mới tiến.
C. Chủ động khéo léo nghi binh lừa địch để tiến.
D. Chủ động khéo léo nghi binh lừa địch để tiêu diệt địch rồi mới vận động.
Câu 200: Có mấy cách xác định toạ độ?
A. 2 cách. B. 3 cách. C. 4 cách. D. 5 cách.
Câu 201: Trong chiến đấu phòng ngự, quá trình xây dựng công sự, trận địa phải sử dụng nguyên vật liệu như thế nào?
A. Triệt để tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ.
B. Triệt để tận dụng nguyên vật liệu đã chuẩn bị.
C. Triệt để tận dụng thời gian khi địch chưa tiến công.
D. Triệt để tận dụng thời gian có.
Câu 202: Cấu tạo chung của súng RPĐ gồm bao nhiêu bộ phận chính?
A. 11 bộ phận. B. 12 bộ phận.
C. 13 bộ phận. D. 10 bộ phận.
Câu 203: Thuốc nổ TNT (trinitrôtôluen) có công thức hóa học như thế nào?
A. C6H2(NO3)2CH3. B. C6H2(NO2)3CH3.
C. C2H6(NO2)3CH3. D. C2H6(NO3)2CH3.
Câu 204: Vết thương cột sống được phân làm mấy loại?
A. 4 loại B. 3 loại
C. 5 loại D. 2 loại
Câu 205: Đội hình Tiểu đội 2 hàng dọc vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng đứng ở đâu ?
A. Đứng trước đội hình tiểu đội. B. Đứng bên trái đội hình tiểu đội.
C. Đứng bên phải đội hình tiểu đội. D. Đứng phía trước, bên trái đội hình tiểu đội.
Câu 206: Trong bắn súng tiểu liên AK bài 1, động tác đứng dậy được chia thành mấy cử động?
A. 2 cử động; B. 4 cử động.
C. 3 cử động; D. Không phân chia cử động;
Câu 207: Khi gặp 2 hay 3 mục tiêu địch xuất hiện cùng một lúc, chiến sĩ phải làm gì?
A. Hiệp đồng với đồng đội nổ súng tiêu diệt những mục tiêu ở gần trước.
B. Báo cáo cấp trên xin chi viện thêm lực lượng để tiêu diệt địch.
C. Nhanh chóng chiếm địa hình có lợi, nổ súng tiêu diệt địch ở mục tiêu nguy hại trước.
D. Xác định mục tiêu nào nguy hại nhất để tiêu diệt trước, sau đó tiêu diệt các mục tiêu còn lại.
Câu 208: Động tác tháo súng CKC có mấy bước?
A. 7 bước. B. 8 bước. C. 10 bước. D. 9 bước.
Câu 209: Trong chiến đấu phòng ngự, sau mỗi lần đánh bại địch tiến công, chiến sĩ phải thực hiện theo mấy nội dung?
A. Theo 3 nội dung. B. Theo 5 nội dung. C. Theo 4 nội dung. D. Theo 6 nội dung.
Câu 210: Thuốc nổ Fuyminat thuỷ ngân có tỷ trọng là bao nhiêu?
A. 3,3 ¸ 4,0 g/cm3. B. 4,0 ¸ 4,8 g/cm3 . C. 3,0 ¸ 4,5 g/cm3. D. 3,5 ¸ 4,7 g/cm3 .
Câu 211: Vết thương hàm mặt được chia làm mấy loại?
A. 2 Loại B. 3 Loại C. 5 Loại D. 4 Loại
Câu 212: Thứ tự tiến hành phương pháp giao hội ở một điểm khi đối chiếu bản đồ với thực địa như thế nào?
A. Định hướng bản đồ, xác định điểm đứng lên bản đồ, đặt cạnh thước từ điểm đứng ngắm tới địa vật, kẻ đường phương hướng lên phía trước.
B. Định hướng bản đồ, đặt thước ngắm tới địa vật, kẻ đường hướng về phía sau.
C. Định hướng bản đồ, đặt thước ngắm tới địa vật, kẻ đường hướng lên phía trước.
D. Định hướng bản đồ, xác định điểm đứng lên bản đồ, đặt cạnh thước từ điểm đứng ngắm tới địa vật, kẻ đường hướng về phía sau.
Câu 213: Có mấy trường hợp đánh địch trong căn nhà?
A. 5 trường hợp. B. 4 trường hợp. C. 3 trường hợp. D. 2 trường hợp.
Câu 214: Tốc độ bắn chiến đấu của súng RPĐ là bao nhiêu phát/phút?
A. 100 phát/phút. B. 150 phát/phút. C. 200 phát/phút. D. 250 phát/phút.
Câu 215: Khối lượng của súng RPĐ khi không có đạn là bao nhiêu kg?
A. 7,30 kg. B. 7,20 kg. C. 7,40 kg. D. 7,10 kg.
Câu 216: Sóng xung kích chiếm bao nhiêu phần trăm năng lượng của vụ nổ?
A. 50% năng lượng của vụ nổ. B. 60% năng lượng của vụ nổ.
C. 30% năng lượng của vụ nổ. D. 40% năng lượng của vụ nổ.
Câu 217: Thuốc gây nổ Azôtua chì có công thức hóa học như thế nào?
A. Pb (NO3)2. B. Pb (N2)3. C. Pb (N3)2. D. Pb (N2O3)2.
Câu 218: Vết thương thấu ngực được chia làm mấy loại?
A. 3 Loại B. 2 Loại C. 4 Loại D. 5 Loại
Câu 219: Phá hất đá so với phá vỡ đá phải tăng thuốc nổ lên mấy lần?
A. 2-3 lần. B. 4-5 lần. C. 5-6 lần. D. 6-7 lần.
Câu 220: Trong bắn súng tiểu liên AK bài 1, Khi có lệnh thôi bắn hoàn toàn, người bắn phải làm các động tác nào sau đây?
A. Đứng dậy.
B. Hạ súng xuống, tháo hộp tiếp đạn.
C. Khám súng.
D. Tất cả các động tác trên.
Câu 221: Giới hạn kinh và vĩ tuyến trên khung bản đồ được ghi ở đâu?
A. Ghi ở khung phía Tây và Nam. B. Ghi ở bốn góc khung.
C. Ghi ở khung phía Đông và Nam. D. Ghi ở khung phía Tây và Bắc.
Câu 222: Trong chiến đấu vận chuyển thương binh ở khoảng cách ngắn ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Cõng chuyển thương binh. B. Bế chuyển thương binh.
C. Bò chuyển thương binh. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 223: Thuốc gây nổ Fuyminat thuỷ ngân có công thức hóa học như thế nào?
A. Hg(NO2C)2. B. HgON2. C. Hg(NOC)2. D. Hg (NOC)3.
Câu 224: Thuốc gây nổ Azôtua chì có tỷ trọng là bao nhiêu?
A. 2,8 ¸ 3,5 g/cm3. B. 3,0 ¸ 4,2 g/cm3. C. 3,0 ¸ 3,8 g/cm3. D. 3,2 ¸ 4,2 g/cm3.
Câu 225: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có kinh và vĩ độ bao nhiêu phút?
A. Kinh độ 20’, vĩ độ 15’. B. Kinh độ 7’30”, vĩ độ 5’.
C. Kinh độ 15’, vĩ độ 10’. D. Kinh độ 20’, vĩ độ 20’.
Câu 226: Thuốc nổ TNT (trinitrôtôluen) có tỷ trọng là bao nhiêu?
A. 1,26 ¸ 1,60 g/cm3.. B. 1,35 ¸ 1,58 g/cm3. C. 1,45 ¸ 1,60 g/cm3. D. 1,56 ¸ 1,62 g/cm3.
Câu 227: Trong môn ném lựu đạn, nếu vận động viên có số điểm bằng nhau thì thứ tự ưu tiên cách tính thành tích như thế nào?
A. Xét thời gian ném quả thứ hai, ba.
B. Xét điểm chạm của lựu đạn rơi gần tâm hơn xếp trên.
C. Xét vận động viên nào ném xa hơn xếp trên.
D. Xét quả thứ hai, quả thứ ba.
Câu 228: Thời cơ tốt nhất đánh xe tăng, xe bọc thép địch đang vận động là lúc nào ?
A. Khi xe đang cơ động trong đoạn đường cua. B. Khi xe đang leo dốc.
C. Khi xe đang vượt qua vật cản. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 229: Trong bắn súng tiểu liên AK, lấy sai điểm ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Ngắm sai điểm ngắm thì điểm chạm sai lệch với điểm ngắm đúng đã được xác định.
B. Ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu có sai lệch không đáng kể.
C. Ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sai lệch bấy nhiêu.
D. Do khoảng cách bắn lớn hơn nhiều lần đường ngắm gốc nên lấy sai điểm ngắm sẽ ảnh hưởng lớn đến đến kết quả bắn.
Câu 230: Bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có kinh và vĩ độ bao nhiêu phút?
A. Kinh độ 20’, vĩ độ 30’. B. Kinh độ 30’, vĩ độ 20’.
C. Kinh độ 30’, vĩ độ 30’. D. Kinh độ 20’, vĩ độ 15’.
Câu 231: Trong bắn súng tiểu liên AK bài 1, có bao nhiêu trường hợp thôi bắn?
A. 4 trường hợp; B. 2 trường hợp; C. 3 trường hợp; D. 1 trường hợp;
Câu 232: Khi thương binh bị gãy xương, một trong những động tác cấp cứu đầu tiên phải làm theo thứ tự nào?
A. Cầm máu tạm thời (nếu kèm theo đứt mạch máu).
B. Băng cố định, đưa vào nơi an toàn, băng cầm máu.
C. Cầm máu, cố định, băng, đưa vào nơi an toàn.
D. Cố định, cầm máu, băng, đưa vào nơi an toàn.
Câu 233: Tầm bắn hiệu quả của súng CKC là bao nhiêu mét?
A. 400 m. B. 500 m. C. 600 m . D. 700 m.
Câu 234: Cấu tạo chung của súng CKC gồm mấy bộ phận chính?
A. 11 bộ phận. B. 12 bộ phận. C. 13 bộ phận. D. 14 bộ phận.
Câu 235: Có mấy dạng biểu diễn tỷ lệ bản đồ?
A. Có bốn dạng. B. Có hai dạng. C. Có ba dạng. D. Có một dạng.
Câu 236: Động tác lắp súng CKC có mấy bước?
A. 5 bước. B. 6 bước. C. 7 bước. D. 8 bước.
Câu 237: Khối lượng của súng CKC khi có đủ 10 viên đạn là bao nhiêu kg?
A. 3,75 kg. B. 3,8 kg. C. 3,9 kg. D. 3,95 kg.
Câu 238: Hội chứng đè ép thời kỳ đầu diễn ra trong thời gian bao lâu kể từ khi bệnh nhân bị vùi lấp?
A. 10 đến 12 giờ đầu sau khi người bị vùi lấp được bới ra.
B. 10 đến 14 giờ đầu sau khi người bị vùi lấp được bới ra.
D . 10 đến 15 giờ đầu sau khi người bị vùi lấp được bới ra.
C. 10 đến 13 giờ đầu sau khi người bị vùi lấp được bới ra.
Câu 239: Bức xạ quang gây tác hại trực tiếp như thế nào đối với con người?
A. Trực tiếp làm tổn thương các bộ phân của cơ thể do nhiệt độ cao.
B. Trực tiếp làm cháy, bỏng da do nhiệt độ cao phát ra.
C. Trực tiếp do nhiệt độ cao của đám cháy sát thương con người.
D. Trực tiếp làm bỏng da hoặc thiêu cháy, gây mù mắt…
Câu 240: Vật cản trong chiến đấu phòng ngự thường do cấp nào bố trí?
A. Do chiến sĩ bố trí. B. Do tổ trưởng bố trí.
C. Do cấp trên bố trí. D. Do tiểu đội trưởng bố trí.
Câu 241: Đâu là căn cứ để chọn điểm ngắm trong bắn súng?
A. Thước ngắm đã chọn; tính chất mục tiêu (to, rõ…).
B. Điều kiện khí tượng (mưa, gió…)
C. Độ cao đường đạn khi bắn ở cự ly đó; điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 242: Khái niệm thuốc nổ là gì?
A. Thuốc nổ là một hợp chất hoặc một hỗn hợp hóa học, khi bị tác động như nhiệt… thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
B. Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hóa học, khi bị tác động như nhiệt… thì có phản ứng nổ sinh nhiệt cao, lượng khí nhỏ tạo thành áp lực yếu để phá huỷ các vật thể xung quanh.
C. Thuốc nổ là một hỗn hợp hóa học, khi bị tác động nhiệt… sinh nhiệt độ cao, áp lực lớn tạo thành xung lực mạnh để phá hủy và làm hỏng các vật thể xung quanh.
D. Thuốc là gồm nhiều thành phần hóa học, khi bị tác động mạnh… thì gây phản ứng nổ, sinh ra áp suất cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
Câu 243: Bức xạ quang bao gồm những nguồn ánh sáng gì?
A. Bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại.
B. Các bức xạ hạt nhân phát ra từ phản ứng hạt nhân.
C. Các bức xạ hạt nhân phát ra từ phản ứng nhiệt.
D. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng hồng ngoại.
Câu 244: Chất phóng xạ gây tác hại như thế nào đối với con người?
A. Gây bệnh thần kinh đối với con người. B. Gây bỏng da, mù mắt đối với con người.
C. Gây bệnh phóng xạ đối với con người. D. Gây ung thư cho con người.
Câu 245: Bức xạ quang chiếm bao nhiêu phần trăm năng lượng của vụ nổ?
A. Khoảng 25% năng lượng của vụ nổ. B. Khoảng 35% năng lượng của vụ nổ.
C. Khoảng 45% năng lượng của vụ nổ. D. Khoảng 55% năng lượng của vụ nổ
Câu 246: Trong môn bắn súng quân dụng, nếu các vận động viên có số điểm bằng nhau thì thứ tự ưu tiên tính thành tích như thế nào?
A. Sẽ so sánh ai có vòng 10, 9, 8… nhiều hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp bằng nhau.
B. Sẽ so sánh ai có điểm chạm gần tâm vòng 10, 9, 8…xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp bằng nhau.
C. Sẽ so sánh ai có điểm chạm gần tâm vòng 10, 9, 8…và ít phạm lỗi hơn thì xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp bằng nhau.
D. Sẽ so sánh ai có điểm chạm vòng 10, 9, 8…nhiều hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì lấy ai có điểm chạm gần tâm xếp trên.
Câu 247: Đâu là thứ tự đúng các bước khi tập hợp đội hình Tiểu đội 1 hàng dọc?
A. Tập hợp, chỉnh đốn hàng ngũ, điểm số, giải tán.
B. Tập hợp, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán.
C. Tập hợp, dóng hàng, kiểm tra hàng, giải tán.
D. Tập hợp, điểm số, giải tán.
Câu 248: Khi bị thương sọ não, nguyên tắc chung cấp cứu đầu tiên là gì?
A. Chống choáng, chống khó thở bằng cách làm sạch đờm, đặt đầu thương binh nghiêng về một bên.
B. Băng bó, cầm máu, cố định đúng kỹ thuật.
C. Vận chuyển nhanh thương binh về tuyến sau, nhưng phải thật nhẹ nhàng.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 249: Súng tiểu liên AK, bắn ở cự ly 300m mục tiêu bia số 4a, thước ngắm 1, điểm chạm của đầu đạn như thế nào so với điểm ngắm?
A. Lệch phải; B. Lệch trái. C. Thấp hơn; D. Cao hơn;
Câu 250: Thước tỷ lệ thẳng trong bản đồ dùng để làm gì?
A. Đo đạc và tính toán thuận tiện. B. Đo chiều dài thực của 1 đoạn trên bản đồ.
C. Đo độ dốc trên bản đồ. D. Minh hoạ cụ thể tỷ lệ bản đồ.